Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)

- Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế

c.Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư

Bảng 1.23: Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị:% Năm 2005 2006 2007 2008 2009 ΔGO 4844 6909 10093 10799 4349 Vốn đầu tư 6251 8397 12764 15526 15155 ΔGO/VĐT 77,5 82,3 79,1 69,6 28,7

Nguồn: Tính toán từ niên giam thông kê Hải Dương

bỏ ra sẽ tạo ra giá trị đầu tư là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, đầu tư càng hiệu quả.

Trong thời gian qua, chỉ tiêu này của tỉnh có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, hiệu quả đầu tư của tỉnh có xu hướng giảm. Đặc biệt là năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm một cách mạnh mẽ.

Bên ca ̣nh hiê ̣u quả kinh tế của tỉnh, mô ̣t chỉ tiêu cũng cần phải đề câ ̣p đến đó là chỉ tiêu hiê ̣u quả xã hô ̣i của tỉnh, vì đầu tư không chỉ để phát triển kinh tế mà con phải nhằm cả mu ̣c đích phát triển xã hô ̣i.

1.3.2.2. Hiệu quả xã hội

Bảng 1.24: Một số chỉ tiêu xã hội của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ số HDI 0,7 0,75

GDP bình quân đầu người Triệu đồng/người

7,9 9,2 10,8 13,8 14,1

Tổng số lao động có việc làm trong năm

Nghìn người 956,2 962,4 965,9 970,8 984,6 Số dự án hô ̣ nghèo thực hiê ̣n Dự án 0 1 3 5 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 26,6 29,1 31,6 36,2 37,07

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Trong giai đoạn 2005-2009, mức sống của người dân trong tỉnh đã có những cải thiện rõ rệt. Điều dễ nhận thấy nhất là GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm và tăng khá cao, năm 2005 đạt mức 7,9 triệu đồng/người thì đến năm 2009 đã tăng lên 14,1 triệu đồng/người . Bên cạnh đó, tổng lao động có việc làm cũng không ngừng tăng lên từ 956,2 lên 984,6 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng từ 26,6% lên 37,07 % qua 8 năm. Điều đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm theo mỗi năm, số công ăn việc làm được tạo ra ngày càng nhiều hơn và chất lượng của lao động cũng ngày một nâng cao.

Trong giai đoa ̣n này, tỉnh cũng tích cực thực hiê ̣n các dự án giảm tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo. Điều này cho thấy, Hải Dương rất quan tâm đến dân nghèo cũng như mức sống của người dân.

lượng cuộc sống của người dân như: cung cấp nước sạch, nâng cấp hệ thống giao thông ở cả thành thị và nông thôn, nâng cao số lượng và chất lượng của các lĩnh vực y tế và giáo dục…

Chỉ số HDI là chỉ số thể hiện một cách toàn diện về sự phát triển con người, ở Hải Dương chỉ số HDI trong những năm vừa qua ngày một tăng, so với một số tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cao hơn, chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và giá trị chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương nằm trong khoảng giá trị phát triển con người cao trong toàn quốc. Xét cho cùng thì mục đích cuối cùng của phát triển vẫn là hướng đến con người, chỉ có vậy thì tăng trưởng mới bền vững. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh vẫn rất cần huy động thêm nhiều nguồn lực nữa để đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

1.3.3. Một số hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở HảiDương Dương

1.3.3.1. Huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Vốn đầu tư của Hải Dương trong giai đoạn này tuy đã tăng về số lượng nhưng quy mô vốn vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn của tỉnh phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trước mắt, tỉnh còn cần thêm nhiều vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới. Cơ sở ha ̣ tầng có phát triển mới thu hút được các nhà đầu tư. Viê ̣c phát triển cơ sở ha ̣ tầng và xây dựng các nhà máy, xí nghiê ̣p mới cũng ta ̣o thêm công ăn viê ̣c làm cho người lao đô ̣ng góp phần làm giảm tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p của tỉnh.

Bên cạnh đó, mă ̣c dù tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm cao trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, chưa khai thác được hiệu quả những nguồn tài nguyên và lợi thế so sánh của tỉnh.

Các doanh nghiệp vẫn chưa huy động đủ số vốn cần thiết cho quá trình đầu tư mới đặc biệt là đầu tư phát triển, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, nhiều bất cập.

Thị trường vốn chưa phát triển, thiếu các kênh huy động vốn nên những nguồn vốn huy động được vẫn chủ yếu là vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng. Mặt khác, việc khai thác, huy động các nguồn vốn từ quỹ nhà, đất cho đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu thủ tục, chính sách, thiếu sự nhất quán giữa các cấp lãnh đạo.

Tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh toán có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch.

1.3.3.2. Hiệu quả đầu tư chưa cao

Nếu chỉ nhìn vào sự gia tăng của tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP thì có thể thấy hiệu quả đầu tư đạt được trong giai đoạn 2005-2009 là cao. Nhưng nhìn vào hê ̣ số ICOR ta có thể thấy hê ̣ số này của Hải Dương ở mức cao, có năm lên tới 10,4. Điều này chứng tỏ hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra còn quá thấp.

Có thể nói tăng vốn là phát triển theo chiều rộng, về số lượng còn tăng hiệu quả mới là phát triển theo chiều sâu, về chất lượng. Hơn nữa, trong thời kỳ nền kinh tế đầy ca ̣nh tranh, Hải Dương nếu đầu tư sản xuất kém hiệu quả thì sức cạnh tranh sẽ thấp, cả sự tăng trưởng về số lượng cũng không thể duy trì được. Hiệu quả thấp thì những mục tiêu hay kế hoạch đặt ra không thể cao, sức cạnh tranh của tỉnh trong thu hút các nguồn vốn so với các tỉnh bạn bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 47)