Giá trị tài sản cố định huy động

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)

- Đầu tư phát triển lĩnh vực y tế

a.Giá trị tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động chính là những công trình, hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập mà hiện giờ đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu, có thể đưa vào hoạt động ngay và đã được mua săm, lắp đặt và đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế.

Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy giá trị tài sản cố định của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009:

Bảng 1.18: Giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Nông – lâm – ngư nghiệp 257,23 285,5 232,2 191,69 186,95 Công nghiệp – xây dựng 1302,47 2552,12 2566,25 2982,75 2576,6

Dịch vụ 1187,22 1456,08 1600,00 2658,5 2726,52

Giáo dục – Đào tạo 10,0 34,54 40,0 75,0 83,39

Vận tải 698,6 456,2 500,0 600,9 656,7

Y tế - Xã hội 14,0 49,8 50,0 65,0 68,73

Các ngành khác 1507,86 2613,4 2748,91 2914,57 3043,8

Tổng số 4977,38 7448,64 7737,36 9488,41 9342,24

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương các năm 2005 – 2009

Qua bảng 1.18, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2005 con số này mới chỉ dừng lại ở 4977,38 tỷ đồng thì đến năm 2009 đã tăng lên đến 9183,25 tỷ đồng. Tuy vậy, giá trị này lại giảm trong năm 2009, nguyên nhân là do tài sản cố định chỉ được tính thêm khi bàn giao, nghiệm thu và đưa vào sử dụng nên một số ngành tuy có vốn đầu tư lớn nhưng tài sản cố định mới tăng

thấp do chưa hoàn thành công trình, vốn đầu tư thực hiện dở dang. Trong đó các ngành khác có giá trị tài sản cố định huy động lớn nhất, sau đó là ngành công nghiệp, tiếp đến là dịch vụ, thấp nhất là giáo dục - đào tạo và y tế - xã hội. Để thấy rõ điều này, ta sẽ xét cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động của các ngành.

Bảng 1.19: Cơ cấu giá trị tài sản cố định huy động phân theo các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Nông – lâm – ngư nghiệp 5,2 3,8 3,0 2,0 2,0

Công nghiệp – xây dựng 26,2 34,3 33,2 31,4 27,6

Dịch vụ 23,8 19,5 20,7 28,0 29,2

Giáo dục – Đào tạo 0,2 0,5 0,5 0,8 0,9

Vận tải 14,0 6,1 6,5 6,3 7,0

Y tế - Xã hội 0,3 0,7 0,7 0,7 0,7

Các ngành khác 30,3 35,1 35,4 30,8 32,6

Tổng số 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương

Nhìn vào bảng 1.19, ta thấy giá tri ̣ tài sản cố đi ̣nh huy đô ̣ng các ngành khác, công nghiê ̣p – xây dựng, di ̣ch vu ̣ chiếm tỷ tro ̣ng cao, các lĩnh vực giáo du ̣c – đào to ̣a và y tế xã hô ̣i chiếm tỷ tro ̣ng thấp.

Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành dịch vụ tăng từ 23,8% năm 20051 lên 29,2% năm 2009, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển ngành du lịch lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành Giáo dục – Đào tạo từ 0,2% năm 2005 lên 0,9% năm 2008. Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản, … Còn với ngành công nghiệp – xây dựng là hàng loạt các dự án xây dựng khu công

nghiệp, cụm công nghiệp.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)