Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao

2.2.1.2.Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG

2.2.1.2.Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trong những năm gần đây, Hải Dương đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên tỉnh là mô ̣t trong 10 tỉnh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được vẫn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh những yếu tố như cơ sở hạ tầng

còn yếu kém, sự thiếu đồng bộ trong thực hiện cơ chế, chính sách thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng rất quan trọng vì nơi nào càng nhiều nhà đầu tư thì nơi đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, việc quảng bá một môi trường đầu tư tốt và an toàn là viê ̣c làm rất cần thiết.

Kinh nghiệm cho thấy những tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất cũng chính là những địa phương làm rất tốt công tác xúc tiến đầu tư. Dựa trên một số kinh nghiệm của các tỉnh bạn, em xin đưa ra một số giải pháp đối với công tác xúc tiến đầu tư cho tỉnh Hải Dươngnhư sau:

- Công tác tiếp cận cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng phải đổi mới, chuyển từ cách thức giới thiệu chung chung như trước kia sang tập trung phân tích sâu vào thông tin về Tỉnh, dự án cụ thể cho từng đối tường nhà đầu tư cụ thể. Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan, tổ chức thu thập, cập nhật và xử lý, phân tích các thông tin, tư liệu về pháp luật, kinh tế xã hội, dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn Tỉnh, trong khu vực và trong cả nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của Tỉnh, xây dựng tủ dự án… để cung cấp và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn xây dựng dự án đầu tư.

- Bên cạnh việc tiếp tục hoàn chỉnh quy đi ̣nh, chính sách về công tác xúc tiến đầu tư, cần thúc đẩy nhanh quá trình kiện toàn hệ thống tổ chức xúc tiến đầuu tư cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp

- Tổ chức vận động đầu tư, thông qua các mối quan hệ đối ngoại sẵn có của Tỉnh để tiếp tục vận động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đoàn, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh.

- Công nghệ thông tin là một khâu đột phá quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư và trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa cho trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài, tài liệu xúc tiến đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đầu tư; phát huy và ứng dụng lợi thế của công nghệ thông tin vào quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư cũng như giới thiệu các dự án khả thi và tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng, thiết lập hệ thống thông tin về đầu tư của Tỉnh ( lập trang Web, phát hành các ấn phẩm thông tin trong lĩnh vực đầu tư…)

- Thực hiện các biện pháp quảng bá tại chỗ như: lập Showroom để trưng bày các hình ảnh, bản đồ, đĩa CD-ROM của các khu công nghiệp, các lĩnh vực kêu gọi

đầu tư giúp cho các nhà đầu tư nắm được thông tin đầu tư. Thực hiện các hoạt động quảng bá ra bên ngoài như: Tăng cường quan hệ với các Sứ quán, Lãnh sự quán, các hiệp hội, các tập đoàn, các đơn vị làm xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước

- Cần tăng cường công tác quy hoạch ngành, vùng, địa phương, xây dựng chiến lược và các Danh mục dự án khuyến khích đầu tư làm căn cứ để hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn được đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp và dự án hiệu quả; tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo gây lãng phí ngân sách, bảo đảm tính chất liên vùng, quốc tế trong hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là khi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và hợp tác với nước ngoài về xú tiến đầu tư.

- Chú tro ̣ng công tác thu hút, đào ta ̣o và sử du ̣ng đô ̣ ngũ cán bô ̣ trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư.

Bên cạnh các giải pháp lớn ở trên, đối với những nguồn vốn khác như vốn Ngân sách Nhà nước, vốn từ dân cư, vốn ODA cũng cần được tỉnh quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)