Trong Nhà máy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là yếu tố chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của Nhà máy. Trong đó quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận thu được từ
hoạt động bán hàng, theo công thức sau:
Chi phí BH và chi phí QLDN Lãi gộp
Lợi nhuận Thuần
Do đó, lợi nhuận hoạt động bán hàng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: lãi gộp, chi phí bán hàng và chi phí QLDN.
Lãi gộp
Để tiến hành phân tích ảnh hưởng của nhân tố lãi gộp đến lợi nhuận bán hàng ta tiến hành phân tích bảng sau:
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của nhân tố lãi gộp đến lợi nhuận HĐBH
ĐVT: Triệu đồng
Doanh thu
năm 2008 Doanh thu năm 2009 Doanh thu n2009 điều chỉănh m Nhóm hàng
Giá bán Giá vốn Giá bán Giá vốn Giá bán 2008 Giá vốn 2008 1. Gạch ống 19.104 10.137 24.259 18.491 35.228 18.238 2. Gạch thẻ 2.689 1.382 3.727 2.534 4.936 2.526 3. Ngói 3.637 1.409 3.356 1.348 3.369 1.313 4. Khác 2.961 2.952 4.775 4.429 5.135 5.170 Tổng cộng 28.391 15.880 36.117 26.802 48.668 27.247 Nguồn: Phòng kế toán
Lãi gộp của Nhà máy được quyết định bởi doanh thu bán hàng và GVHB do đó sẽ
chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa bán ra và kết cấu hàng hóa tiêu thụ. Do đó, sự biến động của các nhân tố này sẽảnh hưởng trực tiếp
đến lãi gộp của Nhà máy.
Dựa vào bảng 4.16 ta xác định được mức chênh lệch lãi gộp năm 2009 so với năm 2008 như sau: 0 1 Lg Lg Lg = − Δ = (36.117 – 26.802) – (28.391 – 15.880) = 9.315 – 12.511 = -3.196 triệu đồng
Mức lãi gộp năm 2009 giảm 3.196 triệu đồng so với năm 2008, nguyên nhân chủ
yếu do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
¾ Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ
Đây là nhân tố chủ quan của Nhà máy. Nhìn chung mức lãi gộp và do đó mức lợi nhuận tăng giảm tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Khi giá ổn
định, khối lượng hàng hóa trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lãi gộp và tăng lợi nhuận.
Dựa vào bảng 4.16 ta xác định được mức ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng hàng hóa tiêu thụđến mức lãi gộp như sau:
0 0 0 1 )* ( G Lg KL M M P Lg = − Δ = (48.668 – 28.391) * ((28.391 – 15.880)/28.391) = 20.277 * 0,44 = +8.935 triệu đồng
Do khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng, đã làm cho mức lãi gộp năm 2009 tăng thêm 8.935 triệu đồng, cụ thể sự gia tăng ở từng nhóm hàng như sau:
9 Gạch ống: (35.228 – 19.104) * 0,44 = +7.105 triệu đồng
9 Gạch thẻ: (4.936 – 2.689) * 0,44 = +990 triệu đồng
9 Ngói: (3.369 – 3.637) * 0,44 = -118 triêu đồng
9 Khác: (5.135 – 2.961) * 0,44 = +958 triệu đồng
Ta thấy hầu hết các nhóm hàng khối lượng hàng hóa tiêu thụđều tăng so với năm 2008, chỉ có duy nhất nhóm hàng Ngói là có khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm dẫn đến lãi gộp của nhóm hàng Ngói giảm so với năm 2008, nguyên nhân do năm 2009 nhu cầu về sản phẩm Ngói của Nhà máy là không cao. Trong các nhóm hàng có khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng thì nhóm hàng Gạch ống có khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng mạnh nhất, dẫn đến lãi gộp Gạch ống tăng mạnh trong năm 2009 khoảng 7.105 triệu đồng.
Điều này chứng tỏ mặt hàng Gạch ống là mặt hàng kinh doanh chủ chốt của Nhà máy, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Nhà máy, do sản phẩm Gạch ống của Nhà máy có chất lượng và giá cả phù hợp nên được khách hàng ưa chuộng.
¾ Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ
Đây là nhân tố chủ quan của Nhà máy, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lãi gộp của Nhà máy. Mỗi món hàng hóa có tỷ suất lãi gộp khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ thì tỷ suất lãi gộp nói chung của Nhà máy cũng thay đổi.
Dựa vào bảng 4.16 ta xác định được mức ảnh hưởng của sự thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụđến lãi gộp như sau:
0 1 0 0 1 )* ( LgG Lg G KC P P M Lg = − Δ = ((48.668 – 27.247)/48.668) – (28.391 – 15.880)/28.391) * 48.668 = -25 triệu đồng
Trong năm 2009 sự thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụđã làm cho lãi gộp giảm 25 triệu đồng so với năm 2008.
¾ Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ
Đây là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến lãi gộp và lợi nhuận của Nhà máy. Dựa vào bảng 4.16 ta xác định được sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụđến lãi gộp như sau:
) ( ) ( 1 1 1 0 1 1 1 0 2 GB GB GV GV GH M M M M Lg = − − − Δ = (36.117 – 48.668) – (26.802 – 27.247) = -12.106 triệu đồng
Sự thay đổi của giá cả hàng hóa tiêu thụđã làm cho mức lãi gộp giảm 12.106 triệu
đồng, nguyên nhân do giá bán của một số mặt hàng giảm so với năm 2008, sự sụt giảm cụ thểở từng nhóm hàng như sau:
9 Gạch ống
(24.259 – 35.228) – (18.491 – 18.238) = -11.222 triệu đồng
Trong năm 2009 do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác trong ngành và để
tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nên Nhà máy áp dụng chính sách hạ giá bán sản phẩm Gạch ống xuống, làm cho mức lãi gộp giảm 11.222 triệu đồng. Một nguyên nhân
nữa làm cho lãi gộp giảm là GVHB năm 2009 tăng so với năm 2008, do giá của các nguyên vật liệu đầu vào tăng.
9 Gạch thẻ
(3.727 – 4.936) – (2.534 – 2.526) = -1.217 triệu đồng
Tương tự như Gạch ống, giá của mặt hàng Gạch thẻ năm 2009 giảm so với năm 2008 làm cho lãi gộp giảm 1.217 triệu đồng.
9 Ngói
(3.356 – 3.369) – (1.348 – 1.313) = -48 triệu đồng
Đây là nhóm hàng mang lại nguồn thu nhập khá ít cho Nhà máy, mặc dù giá bán sản phẩm Ngói năm 2009 có phần giảm so với năm 2008 nhưng số lượng Ngói tiêu thụ
vẫn không tăng, làm cho doanh thu sản phẩm Ngói giảm so với năm 2008, dẫn đến lãi gộp giảm 48 triệu đồng. Trong thời gian tới, Nhà máy cần tăng cường đẩy mạnh công tác quảng bá sản phẩm Ngói, tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ mới để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, làm gia tăng doanh thu sản phẩm Ngói, góp phần gia tăng tổng lợi nhuận cho Nhà máy.
9 Khác (Gạch cẩn, Gạch Hauydi, Gạch 3 lổ,…) (4.775 – 5.135) – (4.429 – 5.170) = 381 triệu đồng
Đây là nhóm hàng duy nhất làm cho mức lãi gộp tăng so với năm 2008, tăng khoảng 381 triệu đồng, nguyên nhân do giá bán của nhóm hàng này tăng so với năm 2008 và khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, làm cho doanh thu nhóm hàng này tăng dẫn
đến mức lãi gộp tăng 381 triệu đồng so với năm 2008.
Tổng hợp các nhân tố lại ta được khoản chênh lệch lãi gộp giữa năm 2009 so với năm 2008 như sau:
9 Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ 8.935 triệu đồng
9 Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ -25 triệu đồng
9 Nhân tố giá cả hàng hóa tiêu thụ -12.106 triệu đồng -3.196 triệu đồng Tóm lại, trong các nhân tố trên chỉ có nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ là làm lãi gộp tăng, còn nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ và giá cả hàng hóa tiêu thụ thì làm giảm lãi gộp. Điều này đòi hỏi Nhà máy cần có những chính sách kinh doanh phù hợp, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ của những mặt hàng có tỷ suất lãi gộp cao, nhằm làm gia tăng lợi nhuận cho Nhà máy. Mặt khác, Nhà máy cần kiểm soát tốt hơn nữa các loại chi phí, đặt biệt là chi phí GVHB, vì đây là khoản mục chi phí lớn nhất làm giảm đáng kể lợi nhuận của Nhà máy.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiêp Bảng 4.17 Sự biến động CPBH và CPQLDN ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu N2008 ăm N2009 ăm Số tiền tăng (giảm) % t(giảăm) ng Chi phí bán hàng 1.043 1.125 82 7,86 % Chi phí QLDN 2.120 2.286 166 7,83 %
Doanh thu thuần 28.391 36.117 7.726 27,21 %
CPBH/Doanh thu thuần 3,67 % 3,11 % -0,56 % CPQLDN/Doanh thu thuần 7,47 % 6,33 % -1,14 %
Nguồn: Phòng kế toán
Dựa vào bảng 4.17 ta thấy chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều tăng so với năm 2008, do các loại chi phí như: chi phí điện, nước, chi phí vật liệu bao bì, chi phí hóa chất, chi phí tiền ăn giữa ca….tăng.
Tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần năm 2008 là 3,67 %, nghĩa là trong 100
đồng doanh thu sẽ có 3,67 đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất này năm 2009 là 3,11 %, giảm 0,56 % so với năm 2008. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Nhà máy, vì Nhà máy
đã kiểm soát khá tốt chi phí bán hàng, làm cho tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần giảm, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ suất chi phí bán hàng/Doanh thu thuần là do tốc độ tăng của chi phí bán hàng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên làm cho tỷ suất này giảm xuống.
Tương tự thì tỷ suất chi phí QLDN/Doanh thu thuần cũng giảm so với năm 2008, năm 2008 là 7,47 % sang năm 2009 tỷ suất này là 6,33 %. Nguyên nhân do năm 2009 Nhà máy kiểm soát khá tốt khoản mục chi phí này và tốc độ tăng của chi phí QLDN chậm hơn tốc độ tăng của Doanh thu thuần nên tỷ suất chi phí QLDN/Doanh thu thuần giảm so với năm 2008.
4.4.3.2.2 Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động tài chính Bảng 4.18 Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận HĐTC
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tăng (giảm) % tăng (giảm) Thu nhập hoạt động tài chính 7 0 -7 -100,00 % Chi phí hoạt động tài chính 1 84 83 8.300,00 % Lợi nhuận hoạt động tài chính 6 -84 -90 -1.500,00 % Nguồn: Phòng kế toán
Dựa vào bảng phân tích ta thấy, năm 2009 HĐTC bị lỗ khoảng 84 triệu đồng và giảm khoảng 90 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân do năm 2009 Nhà máy không tạo ra được một khoản thu nhập nào từ hoạt động tài chính để bù đắp cho chi phí tài chính vì các trái phiếu, cổ phiếu của Nhà máy đã đến hạn thanh toán hoặc được
chuyển nhượng, trong khi chi phí tài chính thì lại tăng vọt so với năm 2008 nên làm cho hoạt động tài chính bị lỗ. Nguyên nhân của sự tăng vọt chi phí tài chính là do trong năm 2009 Nhà máy có vay ngắn hạn ngân hàng một số vốn để mở rộng sản xuất. Nhà máy cần có chính sách vay vốn và sử dụng vốn vay thật hiệu quả để góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận cho Nhà máy.
4.4.3.2.3 Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khác Bảng 4.19 Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động khác
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền tăng (giảm) % tăng (giảm) Thu nhập hoạt động khác 96 422 326 339,58 % Chi phí hoạt động khác 0 30 30 Lợi nhuận từ hoạt động khác 96 392 296 308,33 % Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của Nhà máy luôn lớn hơn chi phí khác, có nghĩa là hoạt động khác luôn có lợi nhuận và có tác động rất tốt đến tổng lợi nhuận trước thuế của Nhà máy. Năm 2009 lợi nhuận hoạt động khác tăng 296 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng khoảng 308,33 %. Nguyên nhân do trong năm 2009 Nhà máy có thanh lý một số tài sản cốđịnh có giá trị tương đối lớn. Ngoài ra, Nhà máy còn thu được một số khoản nợ khó đòi đã xử lý, các khoản tiền thưởng, tiền bồi thường,….Mặc dù chi phí hoạt động khác có sự gia tăng so với năm 2008 nhưng sự
gia tăng này là không đáng kể so với sự gia tăng của doanh thu khác nên làm cho lợi nhuận hoạt động khác tăng. Điều này chứng tỏ hoạt động khác của Nhà máy ngày càng có hiệu quả và góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Nhà máy.
Nhận xét chung về tình hình lợi nhuận của Nhà máy
Lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng và lợi nhuận HĐ khác là yếu tố chủ
yếu góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận trước thuế của Nhà máy, trong đó lợi nhuận bán hàng vẫn là yếu tố quyết định quan trọng nhất, bởi vì hoạt động bán hàng là hoạt
động kinh doanh chính của Nhà máy, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho Nhà máy. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác có sự gia tăng so với năm 2008 nhưng nếu so với tổng lợi nhuận của Nhà máy thì lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Mặc dù khoản lỗ của hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng không đáng kể, nhưng nó cũng góp phần kìm hãm làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế của Nhà máy. Điều này đòi hỏi Nhà máy cần có chính sách phù hợp để cắt giảm khoản lỗ này để góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận của Nhà máy.