KQKD
Bảng 4.15 Phân tích tình hình lợi nhuận của Nhà máy dựa vào BC KQHĐKD
ĐVT: Triệu đồng Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Các chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ST tăng (giảm) % tăng (giảm) Tỷ trọng 1. LN từ HĐ bán hàng 9.348 98,93 % 5.904 95,04 % -3.444 -36,84 % -3,89 % 2. LN từ HĐ tài chính 5 0,05 % -84 -1,35 % -89 -1.780,00 % -1,40 % 3. LN từ HĐ khác 96 1,02 % 392 6,31 % 296 308,33 % 5,29 % Tổng LN trước thuế 9.449 100,00 % 6.212 100,00 % -3.237 -34,26 %
Doanh thu thuần 28.391 36.117 7.726 27,21 %
Tỷ suất LN HĐBH 32,93 % 16,35 % -16,58 %
Căn cứ vào bảng phân tích 4.15 ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của Nhà máy năm 2009 giảm so với năm 2008 là 3.237 triệu đồng, tương ứng khoảng 34,26 %, nguyên nhân do:
9 Lợi nhuận từ HĐBH: Giảm so với năm 2008 là 3.444 triệu đồng, nguyên nhân do trong năm 2009 giá bán của một số mặt hàng của Nhà máy có xu hướng giảm so với năm 2008 chủ yếu là các mặt hàng Gạch ống. Một nguyên nhân khác làm cho lợi nhuận từ HĐBH của Nhà máy giảm so với năm 2008 là sự gia tăng của các loại chi phí,
đặt biệt là chi phí GVHB. Nhà máy cần kiểm soát các loại chi phí này tốt hơn, nhằm giảm tổng chi phí, góp phần gia tăng tổng lợi nhuận của Nhà máy.
9 Lợi nhuận từ HĐTC: Giảm mạnh so với năm 2008, giảm tới 89 triệu đồng so với năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận HĐTC là do trong năm 2009 các cổ phiếu, trái phiếu của Nhà máy đã đến hạn thanh toán hoặc được chuyển nhượng, nên không có nguồn thu từ hoạt động tài chính. Trong khi đó, năm 2009 Nhà máy vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, làm phát sinh chi phí lãi vay dẫn đến chi phí tài chính tăng, nên làm giảm lợi nhuận hoạt động tài chính. Nhà máy cần kiểm soát tốt khoản mục chi phí tài chính để góp phần làm giảm tổng chi phí, góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho Nhà máy.
9 Lợi nhuận từ HĐ khác: Tăng so với năm 2008 là 296 triệu đồng, đây là khoản mục lợi nhuận duy nhất gia tăng so với năm 2008. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Nhà máy, vì trong tình trạng lạm phát gia tăng như hiện nay, việc gia tăng một khoản LN là vô cùng cần thiết, nó góp phần làm gia tăng tổng LN của Nhà máy.
Xét về tỷ trọng của các khoản mục lợi nhuận thì lợi nhuận từ HĐBH chiếm tỷ
trọng cao nhất, trong năm 2008 là 98,93 %, mặc dù trong năm 2009 tỷ trọng lợi nhuận HĐBH có giảm so với năm 2008, giảm khoảng 3,89 % nhưng lợi nhuận HĐBH vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này chứng tỏ hoạt động bán hàng là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho Nhà máy.
Lợi nhuận HĐTC và lợi nhận HĐ khác chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng lợi nhuận, nếu như lợi nhuận HĐTC giảm mạnh so với năm 2008 thì lợi nhuận HĐ khác lại gia tăng đáng kể so với năm 2008, góp phần làm gia tăng tổng lợi nhuận của Nhà máy.
Tỷ suất lợi nhuận từ HĐBH giảm so với năm 2008, trong năm 2008 tỷ suất lợi nhuận từ HĐBH là 32,93 %, điều này có nghĩa là trong 100 đồng DTT sẽ có 32,93 đồng lợi nhuận từ HĐBH. Trong năm 2009 tỷ suất này là 16,35 %, giảm 16,58 % so với năm 2008. Nguyên nhân do trong năm 2009 lợi nhuận từ HĐBH giảm so với năm 2008 kéo theo tỷ suất lợi nhuận HĐBH giảm.
4.4.3.2 Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận của Nhà máy 4.4.3.2.1 Các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động bán hàng