II. Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân
4. Đẩy mạnh việc triển khai phương thức cho vay tiêu dùng trả góp tại ch
giao dịch ngày càng một phát triển
Hiện tại chi nhánh chưa phát triển mạnh việc cho vay tiêu dùng trả góp. Tuy
nhiên trong tương lại việc cho vay tiêu dùng trả góp là một danh mục rất quan trọng
của ngân hàng, như chúng ta thấy đó cuộc sống của chúng ta luôn muốn có thể mua được cái vật dụng, đồ dùng trong gia đình có giá trị, nhưng với thời điểm hiện tại
chúng ta không thể mua được do vậy mà ngân hàng cần có những khoản cho vay
tương lai với thu nhập của mình. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế thì tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh, năm 2020 Hà Nội sẽ không còn là Hà Nội
nhỏ bé bây giờ nữa mà thay vào đó là một Hà Nội phát triển ôm gọn tất cả các tỉnh
liền kề, cùng với dự án phát triển đô thị hai bên dòng sông hồng lúc đó nhu cầu xây
dựng nhà ở của Hà Nội sẽ tăng lên vô cùng đáng sợ, với cấp độ có thể gấp 2 gấp 3
lần hiện tại, với tình hình đó thì ta nhận thấy trong tiềm năng việc cho vay nhà ở sẽ
rất phát triển.
Bên cạnh đó ta phải thấy rằng cho vay trả góp là một hoạt động mang lại
nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, thực tế cho vay trả góp là ngân hàng đó phải có vốn
dài hạn thì mới có thể thực hiện tốt loại hình dịch vụ này, bản thân của cho vay trả
góp mang lại lợi nhuận rất cao so với các khoản vay thông thường khác. Mặt khác
lãi suất cho vay trả góp sẻ được tính theo số dư gốc, tức là vào thời gian đầu tiền lãi sẽ cao và càng về sau tiền lãi càng giảm lúc đó sẽ ít bị ảnh hưởng bởi giá trị của
dòng tiền theo thời gian, do vậy mà chúng ta cần thực hiện các món vay trả góp một
cách mở rộng nhưng phải dựa trên nguồn lực sẵn có của mình, và cần đẩy mạnh
dịch vụ này phát triển lên. Hình thức cho vay trả góp có thể áp dụng theo phương
thức trực tiếp hay là phương thức gián tiếp, có thể cho vay trực tiếp khách hàng đến
liên hệ với ngân hàng hay là có thể thông qua các tổ chức công ty bán lẻ. khi thực
hiện mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm nhưng ngân hàng cần áp dụng tốt
xen kẽ cả hai phương thức để tận dụng những mặt ưu điểm của nhau. Ví dụ như là
đối với phương thức cho vay trực tiếp thì ngân hàng yên tâm vì mình đã có thể kiểm soát rất chặt chẽ về hồ sơ của khách hàng, mặt khác các cán bộ tín dụng là những người có năng lực nên sẽ đảm bảo khả năng an toàn không bị tình trạng nợ xấu, nợ
quá hạn. còn đối với cho vay gián tiếp thì ta có thể thấy được ưu điểm đó là tăng lượng khách hàng lên một cách đáng kể dựa vào sự tin cậy của công ty bán lẻ. Nhưng thay vào đó là độ rủi ro cao hơn do ngân hàng không trực tiếp thẩm định
khách hàng nên có thể có tình trạng nợ xấu diễn ra. Vì thế nên ngân hàng cần chú ý
kết hợp cả hai loại một cách hợp lý và biết tận dụng ưu điểm của từng loại hình nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng.