V. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
2. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
mại
2.1. Nhóm nhân tố vĩ mô:
Khi nói tới nhóm nhân tố vĩ mô ta đã thấy một sự to lớn trong nhóm nhân tố
này mà thực tế cho ta thấy nhóm nhân tố này ảnh hưởng rất mạnh tới nhu cầu tiêu dùng của người dân. Một số nhân tố trong đó
Yếu tố về mặt xã hội: ta sẽ thấy yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới tiêu dùng trong bộ phận dân cư. Khi nói tới nhân tố xã hội ta nghĩ ngay tới những vấn đề có
liên quan về các mảng xã hội như là tình hình an toàn trong đời sống của dân cư,
trình độ dân trí, tỉ lệ dân có đi học hành, phong cách tiêu dùng cũng rất quan trọng như chúng ta biết phong cách tiêu dùng khác nhau sẽ có xu hướng chi tiêu khác nhau ta lấy ví dụ như những người trong Miền Nam họ sống rất là thoải mái, trong
phong cách của họ chỉ có kiếm tiền và tiêu tiền chứ không có ý định là tích trữ hay
là xây một căn nhà thật to đó là một phong cách kích thích tiêu dùng rất mạnh mẽ,
hay là những người sống ở ngoài miền Bắc này thì lại có xu hướng tiết kiệm nhằm để tạo ra một cái gì đó lớn trong tương lai nhưng dù sao thực tế vẫn hạn chế tiêu
dùng hơn so với những người sống trong miền Nam, thị hiếu của người dân, bản sắc
dân tộc, môi trường xung quanh, ví dụ như là những nơi nào dân trí cao thì nhu cầu
tiêu dùng sẽ cao nâng đời sống của người dân lên . Còn ngược lại những nơi có thu
nhập thấp không đủ tích trữ thì đời sống sẽ thấp kém, chi tiêu cho tiêu dùng sẽ bị
Yếu tố pháp luật: yếu tố pháp luật ảnh hưởng rất nhiều tới chính sách cho
vay của ngân hàng thương mại, nó có thể chỉ cần một thay đổi nhỏ trong quy định
có thể làm chiến lược hạn chế hay là gia tăng cho tiêu dùng của ngân hàng thương
mại. Khi một ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng văn bản
pháp luật của nhà nước quy định không chặt chẽ về vấn đề đó, thì khi xẩy ra tranh
chấp thì sẽ thiếu cơ sở pháp lí để giải quyết, lúc đó ngân hàng sẽ gặp những rủi ro
do phải tranh chấp với ngân hàng. Mặt khác những người đi vay thường là những cá
nhân họ không hiểu biết về hệ thống luật pháp của ngân hàng hay là những quy định
về khách hàng, do đó khi mà các quy định của nhà nước không rõ ràng nhập nhằng
khó hiểu thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hay là những
chính sách trong một thời gian của nhà nước cũng ảnh hưởng tới chiến lược của ngân hàng, khi mà nhà nước ban hành các chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tiêu dùng thì các ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, một số chính sách như là
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc khi đó các ngân hàng có số nhân tiền tệ cao hơn, lượng
tiền giải ngân ra nền kinh tế sẽ nhiều hơn lúc đó tiêu dùng của người dân sẽ cao hơn, hay là các chính sách như là giảm thuế doanh nghiệplúc đó sẽ làm cho giá cả
hàng hóa giảm đi, kích thích tiêu dùng hơn. Hay là chính sách giảm lãi suất cơ bản
của ngân hàng trung ương, hay đơn giản các thủ tục hành chính … những biện pháp đó cũng chỉ là nhằm kích thích nền kinh tế phát triển, tăng cao thu nhập quốc dâ, đồng thời giảm lượng thất nghiệp nâng cao đời sống của người dân.
Tình trạng của nền kinh tế: nền kinh tế có lúc hưng thịnh có lúc suy thoái đó
là chu kì của nền kinh tế mà bất kì nền kinh tế nào cũng gặp phải cho dù nó có tiềm
lực như thế nào, có suy thoái khi đó mới kích thích phát triển đó là quy luật do vậy mà chúng ta đang sống trong giai đoạn nào đều phải cố gắng phát huy lợi thế của giai đoạn đó. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định thì mức sống dân cư ổn định, cá nhân tin tưởng rằng trong tương lai thu nhập sẽ cao hơn do vậy mà tiêu dùng sẽ tăng lên, để phục vụ cho cuộc sống ngày càng một đòi hỏi của bản thân. Vì thế nên tín dụng trong thời kì này của ngân hàng sẽ tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái thì tiêu dùng của người dân sẽ ít đi, trong tương lai thu nhập
của họ sẽ giảm đi tương đối, thực ra không phải lương của họ giảm mà lạm phát tăng cao nên chi phí cho cuộc sống thường nhật của họ tăng lên nên nó sẽ làm giảm
chi tiêu trong tiêu dùng mua sắm do vậy mà tín dụng ngân hàng vì thế cũng giảm đi,
ngân hàng hạn chế cho vay nền kinh tế càng giảm tiêu dùng, họ có xu hướng tích
lũy nhiều hơn là mua sắm vì trong tương lai họ phải đối mặt với nhiều vấn đề không lường trước được
2.2. Nhóm nhân tố vi mô
Khi nói tới nhân tố này ta biết rằng nó sẽ là từ những cá nhân trong xã hội,
chứ không phải là một nhân tố to lớn, nhân tố này ta có thể kiểm soát được, ít bị
phụ thuộc vào nó. Những nhân tố vi mô ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại bao gồm đầy đủ các yếu tố từ khách hàng cho tới khách
hàng từ những nhân tố chủ quan cho tới những nhân tố khách quan.
- Đạo đức hay là ý thức của người đi vay: ý thức của người đi vay ảnh hưởng
rất lớn tới sự thành công của hợp đồng, khi mà người đi vay có tư cách đạo đức tốt
thì dẫn tới việc họ sẽ cố gắng tìm cách để có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng nếu như họ gặp phải thiên tai dịch bệnh hay là các nguyên nhân khách quan. Còn đối với những cá nhân tư cách không tốt thì khi đến hạn trả nợ cho ngân hàng thì khách hàng đó sẽ chây ý, từ chối lần này sang lần khác trả nợ cho ngân hàn, và họ sẽ cố gắng gây ra trở ngại cho việc thu tiền của họ.
- Khả năng tài chính của khách hàng: khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng, những người có thu nhập cao thì trả một khoản nợ cho ngân hàng là việc hết sức đơn giản. Vì thực tế những khoản cho vay tiêu dùng đều cam kết trả nợ
dựa trên thu nhập của người đó. Nên những khoản nợ được thanh toán sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới người đó. Vì vậy khi cho vay tiêu dùng việc quyết định mức
cho vay cần dựa trên tình hình tài chính của khách hàng.
- Tài sản thế chấp: bất kì một món vay nào cũng đều có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp là cơ sở để đảm bảo an toàn cho rủi ro tín dụng khi mà khách hàng không có khả năng hoàn trả thì có thể thanh lí tài sản thế chấp để bù vào phần khách hàng không thanh toán được nợ, và đó cũng là mức suy xét cho khối lượng của
khoản vay, tài sản thế chấp càng lớn sẽ càng vay được nhiều tiền, lượng tiền mà khách hàng có thể vay được ứng với 70% giá trị của tài sản thế chấp. Mặt khác ngân
hàng còn quy định với mỗi loại khách hàng khách nhau sẽ ứng với điều kiện về tài sản thế chấp sẽ khác nhau, ví dụ như cán bộ công nhân viên trong ngân hàng khi vay thì chỉ cần tài sản thế chấp có giá trị vừa phải là có thể vay một khoản mà người ở ngoài không thể vay được.
- Đạo đức của cán bộ tín dụng: con người trong hoạt động của ngân hàng là không thể thiếu, cho dù có máy móc hiện đại tới đâu thì nhân tố con người luôn góp
phần quan trong nhất trong việc thành công hay thất bại của ngân hàng, do vậy mà cán bộ tín dụng cũng vậy, trong mảng hoạt động tín dụng thì con người cũng góp
phần hết sức quan trọng, đặc biệt về tư cách đạo đức trong một cán bộ là phần
không thể thiếu, nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức họ có thể mưu cầu cho lợi riêng ăn của đút lót của người này để rồi chấp nhận cho họ vay vốn cho dù là họ có
vấn đề về tài chính. Bác Hồ đã nói có đức mà không có tài là người vô dụng vậy nên cho dù có đức rồi thì cán bộ tín dụng cần cóđủ trình độ nghiệp vụ để có thể đưa
ra các quyết định nhanh chóng cho một hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi của ngân
hàng cũng như của khách hàng. Khi cán bộ đã có trình độ thì việc thẩm định một hồ sơ vay vốn sẽ rất nhanh chóng, qua đó có thể tạo niềm tin cho khach hàng với khả năng xử lý nhanh của công việc.
- Nguồn vốn của ngân hàng: như chúng ta thấy tại sao khoảng cách giàu nghèo ngày một tăng đó là tại vì những người càng giàu họ sẽ càng giàu vì họ có
tiền để đầu tư, có thể kinh doanh rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, còn đối với
những người đã nghèo thì họ lại càng không có tiền để đầu tư, bên cạnh đó đời sống
ngày càng một leo thang, kéo theo bao nhiêu khoản tiền phát sinh mới cho người
nghèo do vậy đã nghèo lại càng nghèo thêm. Đối với ngân hàng cũng vậy khi mà ngân hàng có nhiều vốn thì họ có thể đầu tư rất nhiều lĩnh vực khác nhau hay là có thể đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể, có thể chăm sóc khách hàng tới tận chân tơ kẻ
tóc. Vì vậy mà ngày càng thu hút được nhiều khách hàng từ đó mà nguồn thu của ngân hàng tăng nhanh chóng.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch III ngân hàng đầu tư phát triển Quang Trung Hà Nội