2. Một số giải pháp đối với công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự
2.3. Giải pháp về quy trình, phương pháp đánh giá rủi ro, nâng cao
thẩm định và đánh giá rủi ro.
Về quy trình, phương pháp rủi ro thì cần phải so sánh các chỉ tiêu trong thẩm định dự án, là sự kết hợp so sánh giữa các dự án với nhau, so sánh với mức chuẩn của nhà nước quy định, các chỉ tiêu của dự án phải được so sánh cả về mặt thời gian, các tiêu chuẩn, định mức so sánh cần được tập hợp theo các lĩnh vực và liên tục cập nhật. Ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của dự án để tìm ra những rủi ro liên quan đến chủ đầu tư, còn có một số nhân tố cần được quan tâm mà thực chất là cần phải đề cập trong chu trình thẩm định cho vay vốn đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như lạm phát, trượt giá và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội để xác định được các rủi ro về mặt tài chính từ đó đưa ra được các biện pháp phòng và tránh các rủi ro hợp lý.
Ngân hàng nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án bởi vì đầu tư theo dự án đang ngày càng được coi trọng và phổ biến do vậy xây dựng hệ thống chỉ tiêu để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án có ý nghĩa rất quan trọng. Việc xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro sẽ là cơ sở để so sánh, từ đó phân tích, đánh giá rủi ro và rút ra kết luận về tính khả thi của dự án. Có thế xây dựng hệ thống chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu bổ sung. Trong đó chỉ tiêu cơ bản là có tính chất bắt buộc phải phân tích đánh giá trước khi ra quyết định. Xác định chỉ tiêu cơ bản phải xuất phát từ những đặc điểm chủ yếu của hoạt động đầu tư và mục tiêu chính của từng dự án. Còn chỉ tiêu bổ sung là những chỉ tiêu có tính chất hỗ trợ cho việc phân tích và đánh giá rủi ro.
Phải đảm bảo thời gian tiến hành thẩm định, đánh giá là ngắn nhất có thể để đảm bảo không mất đi cơ hội đầu tư của khách hàng, đồng thời hạn chế được những rủi ro xảy ra trong thời gian thẩm định dự án. Điều này đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của
cán bộ thẩm định, cán bộ thẩm định phải luôn làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và có trách nhiệm cao.
Trong việc đánh giá rủi ro phải đưa ra được càng nhiều rủi ro mà dự án có thể gặp phải thì càng tốt. Để được như vậy thì cần phải xây dựng được các nhân tố rủi ro: Định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày vì vậy cần phải triển khai tiếp nhận những hỗ trợ kỹ thuật về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro.
Ngoài ra khi phân tích tài chính của dự án thì cán bộ tín dụng nên tính đến yếu tố lạm phát và trượt giá vì đây là hai yếu tố rất dễ xảy ra và gây ra rủi ro cho dự án. Vì vậy nếu tính thêm cả yếu tố lạm phát và trượt giá sẽ giúp cán bộ sớm đưa ra các biện pháp, các giải pháp cho rủi ro khi có lạm phát và trượt giá.
Hiện nay, các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, quy mô vốn vay lớn hơn, lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến phức tạp hơn theo đó tính cạnh tranh gay gắt hơn. Do đó mà việc ra quyết định cho vay càng cần phải xem xét kĩ lưỡng hơn, đòi hỏi công tác quản lý rủi ro dự án tại ngân hàng phải được tiến hành một cách cẩn thận hơn, cán bộ thực hiện công tác này phải có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ. Khi tiến hành thẩm định để nhận dạng các loại rủi ro xảy ra đối với dự án, cán bộ tại ngân hàng phải tham khảo và tìm hiểu các thông tin về các dự án cùng lĩnh vực hoạt động với dự án đó. Đối với những dự án lớn, chi nhánh có thể xem xét thuê tổ chức tư vấn độc lập có tư cách pháp nhân, có năng lực, có uy tín để thẩm định, xác định, đánh giá và quản lý rủi ro trước khi cho vay.
Ngoài ra trong việc đánh giá rủi ro các dự án, ngân hàng có thể sử dụng thêm một số phương pháp sau:
- Phương pháp mô phỏng MONTE – CARLO: Còn gọi là phương pháp thử
nghiệm thống kê (Method of Statistics) là một phương pháp phân tích mô tả các hiện tượng có chứa yếu tố ngẫu nhiên (như rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng. Mô phỏng được sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực hiện được – chẳng hạn: chuỗi CF là một tổ hợp phức tạp của nhiều tham số có tính chất ngẫu nhiên phải ước tính qua dự báo như: số lượng bán, giá bán, tuổi thọ, chi phí vận hành,…Vì vậy việc ước lượng phân
phối xác suất của chuỗi dòng tiền tệ rất khó khăn, nhất là khi các biến ngẫu nhiên đó lại tương quan với nhau. Trong trường hợp này, sử dụng phương pháp mô phỏng sẽ đơn giản hơn nhiều. Thực chất của mô phỏng MONTE CARLO là lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lượng cần phân tích.Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống kê các kết quả đó để có các đặc trưng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích (E, Cv).
- Sử dụng sơ đồ cây quyết định: Cây quyết định có thể sử dụng trong trường hợp giải quyết với những quyết định theo dãy. Một quyết định dãy có thể liên quan đến việc ra quyết định cho vay toàn bộ, cho vay một phần hoặc không cho vay dự án phụ thuộc vào doanh thu mà dự án mang lại. Việc phân tích cây quyết định sẽ không cho ngân hàng biết sự lựa chọn nào nên thực hiện nhưng nó lại có thể mang lại một bức tranh rõ ràng hơn các hệ quả có thể của những quyết định mà ngân hàng đang phải cân nhắc. Họ có thể sử dụng những thông tin này để xem xét giải pháp để kiểm soát rủi ro hoặc dể quyết định những lợi ích tiềm năng có tương xứng với rủi ro hay không.
Cây quyết định có thể sử dụng kết hợp với phương pháp mô phỏng Monte Carlo.