Nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

2. Thực trạng đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông

2.1.3. Nội dung thẩm định

Công tác thẩm đinh tại Ngân hàng Đông Nam Á sẽ bao gồm có các nội dung sau: - Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng:

+ Tìm hiểu tài liệu trong hồ sơ khách hàng.

+ Thu thập thông tin khách hàng trên CIC và nội bộ SeABank. + Tham khảo trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Tham khảo sản phẩm, thị trường của khách hàng, đối thủ của khách hàng.

- Xác minh thực tế tại nơi cư trú của khách hàng, nơi sản xuất kinh doanh và nơi có tài sản đảm bảo:

+ Nghề nghiệp hiện tại, tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý…

+ Năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. + Vị trí, tình trạng phương án, dự án đầu tư…

+ Vị trí, đặc điểm của tài sản bảo đảm… - Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:

+ Năng lực chủ thể, nểu khách hàng là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, phải có Uỷ quyền hoặc Bảo lãnh vay vốn của cơ quan chủ quản.

+ Nghề nghiệp, hoạt động kinh doanh…

+ Gia đình, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, bộ máy kế toán, khả năng, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý…

+ Người đại diện theo pháp luật, đại diện trong quan hệ vay vốn, chủ sở hữu trên giấy tờ và người chủ thực sự…

+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp, đối với các đơn vị, cá nhân khác đã vay vốn tại Seabank để xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước…

- Thẩm định năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng: + Tình hình thu nhập và tài sản. Đối với tổ chức kinh tê, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính để làm rõ tình hình nguồn vốn, tài sản, hàng hoá, tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, lãi lỗ. các chỉ tiêu tài chính…

+ Các biện pháp chính để triển khai sản xuất, kinh doanh. + Uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác. + Uy tín, tình hình quan hệ tín dụng hiện nay.

+ Thị trường đầu vào, đầu ra. + Chính sách bán hàng + Chính sách công nợ + Hệ số nợ …

- Thẩm định nhu cầu vay vốn và nguồn trả nợ của khách hàng.

+ Mục đích vay: Đánh giá tính hợp pháp của phương án, dự án đầu tư, mục đích vay với chức năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động, đời sống của khách hàng.

+ So sánh nhu cầu vay vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn vốn và kế hoạch trả nợ.

+ Thị trường, xu hướng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương án, dự án sản xuất kinh doanh, đầu tư…

+ Hiệu quả và tính khả thi của phương án, dự án đầu tư. + Xác định nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, kỳ trả nợ…

+ Khả năng quản lý, kiểm soát của SeABank về nguồn trả nợ của khách hàng.

Đối với dự án đầu tư còn phải thẩm định: sự cần thiết đầu tư, thị trường đầu vào, đầu ra của dự án, kĩ thuật công nghệ của dự án, tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch tài chính của dự án, hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy của dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro

- Thẩm định tài sản đảm bảo và lập biên bản định giá.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w