Giới thiệu khái quát về Dự án “xây dựng kho gas tại Hả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 59)

3. Ví dụ minh hoạ cụ thể

3.4.1. Giới thiệu khái quát về Dự án “xây dựng kho gas tại Hả

- Tổng mức vốn đầu tư của nhà máy được dự tính khoảng 96.8 tỷ đồng với công suất hoạt động của nhà máy năm đầu tiên là 36.000 tấn Gas.

- Địa điểm và quy mô nhà máy: Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng, diện tích lô đất là 2,28 ha; tổng mặt bằng được bố trí bảo đảm khoảng cách an toàn từ các bồn chứa LPG đến các công trình khác, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho xe ôtô xi téc chuyên chở LPG ra vào thuận lợi. Các hạng mục công trình cơ bản được xây dựng trên lô đẩt như sau:

+ Nhà điều hành

+ Xưởng cơ khí: diện tích 200m2 kết cấu khung cột thép, khẩu độ 10m, bước cột 6m, mái lợp tôn màu.

+ 2 bồn chứa: Đường kính D = 18,5 m2, chiều cao tổng 22m, áp suất thiết kế 18kg/cm2, áp suất thuỷ lực 1.5kg/m2; P1 = 27kg/cm2, trọng lượng bồn 450 tấn…

+ Máy phát điện, máy nén khí hợp khối với nhà kho vật tư.. + Trạm xử lý nước sinh hoạt.

+ Trạm bơm nước chữa cháy và đào ao nước PCCC sau khu bồn chứa. + Trạm chống sét.

Ngoài ra kho gas còn được trang bị hệ thống tự động báo rò gas và hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.

- Qui trình và công nghệ sản xuất:

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ khối của công nghệ kho gas.

NGUỒN NHẬP NGOẠI NHÀ MÁY LPG ĐÌNH CỐ - VŨNG TÀU KHO LPG HẢI PHÒNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

CÁC CƠ SỞ, NHÀ MÁY TIÊU THỤ CÔNG NGHIỆP

XƯỞNG CHIẾT NẠP LPG Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

Nguồn: Công ty TNHH đầu tư Minh Quang

Mô tả quy trình:

+ Nhập gas: LPG được vận chuyển từ Trung Quốc, Thái Lan, Sài Gòn về kho đầu mối ở cảng Hải Phòng bằng tàu biển chuyên dụng. Nhập từ tầu biển vào khu bồn chứa bằng thiết bị bơm tàu hoặc của kho tại họng nhập. Hệ thống nhập làm việc với áp lực 18kg/cm2, liên kết giữa các họng xuất của tàu với hệ thống nhập của kho bằng các đầu ống mềm chuyên dụng.

Tồn chứa: LPG được tồn chứa trong 2 bồn có sức chứa 1.625 tấn gas/ bồn, áp lực làm việc của bồn 9.8kg/cm2, hệ số sử dụng sức chứa đạt 85%, nhiệt độ làm việc của bồn đến 500C. Để đảm bảo độ an toàn cho các bồn chứa, khi áp suất trong bồn tăng dưới tác động của nhiệt độ môi trường, trên mỗi bồn được lắp van an toàn áp lực làm việc của van là 18kg/cm2, mặt khác để thuận tiện kiểm soát trên bồn có các thiết bị đo tự động: đo nhiệt độ, đo áp suất, đo mức gas trong bồn. Để giảm thiểu tối đa quá trình hấp thụ nhiệt mặt trời, bên ngoài được phun lớp sơn chống gỉ màu trắng phản nhiệt có tổng độ dày tới 150 microm.

+ Xuất hàng: Các xe bồn chuyên dụng chở LPG được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là loại 8 – 10 tấn, công suất máy bơm để xuất xe bồn được lựa chọn là loại 10m3/h.

- Tình hình kinh doanh:

- Thông tin chung về thị trường ngành hàng và xu hướng phát triển của ngành hàng: Tính đến nay trên thị trường Việt Nam đã có nhiều công ty cung cấp gas xuất hiện ở cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam, hình thành 1 mạng lưới cung cấp loại chất đốt

ngày càng có nhu cầu cao này. Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một số trạm triết gas tại các tỉnh thành phố với quy mô vừa và nhỏ (sức chứa từ 30 đến 300 tấn). Ví dụ như các trạm triết nạp của Petrolimex ở Đức Giang – Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì, trạm của Petro Việt Nam tại Nam Định (PTSC), Hà Nội (PVGC)… hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy chế biến LPG với công suất cao như nhà máy chế biến LPG tại Dinh Cố Bà Rịa Vũng Tàu với sản lượng LPG ước tính khoảng 250.000 tấn/năm. Và một số dự án lớn đang được thực hiện như: Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất – Dung Ngãi, có công suất LPG với sản lượng 150.000 – 200.000 tấn/năm, dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn với sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm. Theo số liệu nêu trên thì tiềm năng của LPG là rất lớn, tổng sản lượng sản xuất LPG trong nước khoảng 450.000 tấn/năm. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, mức tiêu thụ LPG của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng với tỷ lệ cao trong những năm tới. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ tiêu thụ LPG sẽ tăng khoảng 19 – 21%/năm đến năm 2010. Trong đó khu vực tiêu thụ nhiều LPG ở Bắc Bộ hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh.

- Mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Dự án tập trung vào cung cấp Gas cho khách hàng theo hình thức bán buôn, với trữ lượng lớn cho các đại lý bán lẻ trên toàn tỉnh của khu vực miền Bắc. Đây là mặt hàng trong những tháng gần đây có xu hướng tăng giá cao, mức tiêu thụ đối với mặt hàng này cũng tăng mạnh. Tại kho của công ty có 2 bồn chứa lớn, gas được đẩy vào ống dẫn khí và đến tận xe chuyên chở của khách hàng tại trạm trung chuyển của khu công nghiệp.

- Thị trường đầu vào: Công ty đăng ký kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực chủ yếu và lâu dài là kinh doanh gas, cụ thể là buôn bán gas hoá lỏng, triết nạp gas cung cấp cho các đại lý bán lẻ gas vơi thương hiệu là VMGAS. Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm mặt hàng kim loại như đồng thỏi, nhôm,… Gas được nhập từ Trung quốc, Thái Lan, Malaysia, Sài Gòn, Hải Phòng về kho đầu mối của doanh nghiệp. Hiện tại hàng hoá đầu vào của Công ty chủ yếu là Gas hoá lỏng với hệ thống nhà cung cấp trong nước là các Công ty lớn trong lĩnh vực gas như: Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng, Công ty CP Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc.Ngoài ra khi dự án xây dựng cơ bản xong Công ty sẽ ký kết hợp đồng mua gas với nhà cung cấp từ Trung Quốc, Malaysia…..

- Thị trường tiêu thụ/Hệ thống phân phối/Giá bán

+ Kế hoạch kinh doanh của dự án được Công ty tập trung thị trường tiêu thụ gas vào các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên,… là những thị trường tiềm năng và dễ xâm nhập, có ít các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt ở các thị trường này Công ty có thể ký các hợp đồng nguyên tắc, tiêu thụ dài hạn với các đại lý.

+ Theo kế hoạch của Công ty sau khi đứng vững ở các thị trường xung quanh Hà Nội, công ty sẽ bắt đầu xâm nhập vào thị trường Hà Nội. Hà Nội được đánh giá là thị trường tiêu thụ gas mạnh, tiềm năng, có nhiều đối thủ cạnh tranh nhất

Những khách hàng kể trên đều là các đại lý cung cấp gas. Khi gas hoá lỏng về các đại lý này, các đại lý sẽ cung cấp cho các cửa hàng gas nhỏ hơn hoặc cung cấp cho các hộ gia đình, các xưởng sản xuất, bệnh viện,… có nhu cầu tiêu thụ.

- Về các đối thủ cạnh tranh: Thị trường LPG ở Phía bắc hiện có sự cạnh tranh rất gay gắt của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có kho cảng đầu mối và sớm hình thành mạng lưới phân phối đã chiếm được thị phần cao hơn. Theo đánh giá của Công ty Gas trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thì tại khu vực Bắc bộ, công ty này đang có thị phần khoảng 25 -30%. Công ty Petronas chiếm thị phần khoảng 20-25%. Công ty Hà Nội Petro chiếm khoảng 15-18%. Thị phần còn lại khoảng 30% chia đều cho các Công ty gas như Đại Hải, Shell, Total,…

Ngay tại khu công nghiệp các doanh nghiệp hoạt động trong nghành cung cấp gas cũng là những đối thủ khá lớn mạnh như Anpha SG; Petrolimex Gas, PV Gas… Thị phần của mỗi doanh nghiệp này biến động nhiều do những biến động về số lượng đầu mối cung cấp ngày càng nhiều hơn, giá cả khí đốt trên thế giới ngày càng tăng, do đó điểm mấu chốt của sự gia tăng thị phần của những Công ty kinh doanh gas hoá lỏng có thể được đánh giá bởi những yếu tố sau:

- Thứ nhất: Có nguồn cung cấp gas với giá rẻ, thậm chí ký độc quyền với giá rẻ hơn thì có điều kiện gia tăng thị phần khi cạnh tranh bằng giá.

- Thứ hai: Hệ thống kho bãi, bồn chứa, triết nạp để dự trữ gas phải hiện đại và có số lượng lớn đề phòng thị trường tăng giá và luôn cung cấp đầy đủ gas cho khách hàng khi thị trường rơi vào thời điểm khan hiếm.

- Thứ ba: Có hệ thống phân phối, bán hàng tốt và liên tục mở rộng thị trường đi đôi với việc tìm cách rút ngắn thời gian vòng quay luân chuyển gas.

- Chính sách bán hàng và thu tiền hàng: Với sự chắc chắn trong quan điểm kinh doanh của Giám đốc Công ty – Ông Nguyễn Anh Quang, các hợp đồng nguyên tắc ký với các đại lý gas quy định rõ các điều khoản về giá cả, chất lượng, hàng hoá, phương thức giao hàng, thanh toán, và các điều kiện ràng buộc khác. Cụ thể như sau: + Hàng hoá phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thành phần Propance, Butance, nhiệt độ, …

+ Giao hàng: Công ty TNHH Đầu Tư Minh Quang có xe bồn chở Gas đến tận nơi khách hàng cần.

+ Bên mua hàng phải có trách nhiệm thúc đẩy bán hàng để tăng doanh số, bên bán sẽ có trách nhiệm hỗ trợ tiếp thị, đồng thời có kế hoạch thưởng doanh số, tăng chiết khấu cho đại lý nhằm tăng doanh số và thúc đẩy thị trường.

+ Giá cả và phương thức thanh toán: Giá bán được quy định rõ gồm giá giao hàng thế giới + với chi phí vận hành của Minh Quang, trên cơ sở đó Minh Quang sẽ báo giá chính thức cho từng tháng. Phương thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt trước khi nhận hàng hoặc gối đầu một lô hàng. Như vậy phương thức thanh toán của Công ty tương đối hợp lý, với phương thức thanh toán như vậy công ty có thể thu hồi vốn nhanh hơn và ít bị chiếm dụng vốn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w