Phương pháp đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 39)

2. Thực trạng đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông

2.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân

Công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng là quá trình bao gồm nhận diện rủi ro, phân tích định lượng và đánh giá rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng của dự án cho vay, hạn chế các hậu quả xấu có thể xảy ra nhằm giảm thiểu sự tổn thất, không để cho ngân hàng rơi vào tình trạng xấu. Trong đó đánh giá rủi ro là khâu quan trọng nhất, sau khi đã xác định được các loại rủi ro mà dự án có thể gặp, các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu hoặc căn cứ vào các yếu tố liên quan để xác định được mức độ nghiêm trọng của từng loại rủi ro để từ đó mới có thể đưa ra được các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chể rủi ro và có quyết định cho vay với dự án.

Công tác đánh giá rủi ro tại ngân hàng có thể được tiến hành bằng phương pháp định tính hoặc phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: Ở phương pháp này ngân hàng sẽ sử dụng các tài liệu mà khách hàng cung cấp, các tài liệu liên quan mà ngân hàng thu thập được cùng với kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định dự án. Từ đó các cán bộ sẽ đưa ra các câu hỏi nhằm xác định các loại rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, xem xét mức độ nguy hiểm của rủi ro và khả năng chống chọi với các rủi ro của dự án để đánh giá dự án khả thi hay không từ đó đưa ra quyết định cho vay. Phương pháp này thường được sử dụng với những rủi ro mà ngân hàng khó lượng hóa như các rủi ro liên quan đến cơ chế chính sách, các rủi ro thị trường, rủi ro trong kinh tế vĩ mô…

- Rủi ro cơ chế chính sách: ngân hàng sẽ xem xét về:

+ Cơ chế chính sách liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà dự án hoạt động có ổn định không, trong trường hợp cơ chế chính sách thay đổi thì nó sẽ thay đổi theo chiều hướng nào và có ảnh hưởng như thế nào đến dự án.

+ Các hạn ngạch, thuế quan, giới hạn thương mại…có ảnh hưởng đến dự án hay không, nguy cơ về sắc thuế mới, hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài, các luật, nghị định, nghị quyết và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự án.

+ Các thay đổi về công tác quản lý, tuyển dụng lao động như những thay đổi trong quy định về mức lương tối thiểu, chính sách lao động, hạn chế lao động nước ngoài…

+ Chủ đầu tư có những hợp đồng ưu đãi riêng đối với những rủi ro bất khả kháng từ phía chính phủ hay không, có những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối hay những hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án không.

- Rủi ro thị trường: Dự án đã tiến hành phân tích thị trường, thị phần có cẩn thận không và dự kiến về cung – cầu sản phẩm trên thị trường đã có sát với thực tế không, sản phẩm của dự án có đúng thời điểm của thị trường, có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. Về sản phẩm cạnh tranh của sản phẩm mà dự án có nhiều, có lớn không và có gây ảnh hưởng tới giá bán của sản phẩm hay không, dự án thực hiện với công suất bao nhiêu thì phù hợp, thì có thể đáp ứng đủ nhu cầu thi trường…

- Rủi ro về khả năng cung cấp đầu vào: Các cán bộ của ngân hàng sẽ xem xét về số lượng, chất lượng, khả năng cung cấp nguyên vật liệu của nhà cung cấp, giá cả của nguyên vật liệu đầu vào của dự án, liệu giá cả này trên thị trường có thay đổi không và nếu thay đổi thì có ảnh hưởng thế nào đến quá trình sản xuất của dự án, hiệu quả tài chính có còn được đảm bảo nữa không…

- Rủi ro kinh tế vĩ mô: gồm có các rủi ro như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, các công cụ được dự án sử dụng như bảo hiểm, chuyển đổi… cam kết của nhà nước về sự phá giá tiền tê…

- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành và bảo trì: Bộ phận vận hành dự án có được đào tạo tốt, trình độ có phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của công nghệ sử dụng không, công nghệ có được sử dụng tối đa công suất hay không…

- Rủi ro trong quá trình xây dựng, hoàn tất dự án: Xem xét chi phí đã hợp lý chưa, các chi phí phát sinh có lớn không và khoản dự phòng có đủ khả năng bù đắp hay không, các khoản hỗ trợ của cơ quan thẩm quyền, các bên liên quan; các thông số và tiêu chuẩn của công trình xây dựng, việc lựa chọn nhà thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng của dự án, công tác giám sát quá trình thực hiện dự án.

- Rủi ro về môi trường, xã hôi: ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, đánh giá tác động của dự án tới môi trường và các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu, những bất cấp mà dự án gây ra đối với xã hội.

Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng được sử dụng ở ngân hàng chính là phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp này thường được áp dụng cho các dự án lớn, phức tạp. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là nhằm tìm ra những yếu tố nhạy cảm, có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu của dự án chủ yếu là các chỉ tiêu tài chính hay những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án như vượt chi phí đầu tư, sản lượng đạt thấp, giá các nguyên liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc có thể thay đổi chính sách của Nhà nước theo hướng bất lợi cho dự án. Sử dụng phương pháp này để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra. Sau đó, khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như NPV (Giá trị hiện tại ròng), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn (T), khả năng hòa vốn...so với phương pháp định tính thì phương pháp này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có thể lượng hóa được các rủi ro xảy ra từ đó đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có biện pháp quản lý. Từ các chỉ tiêu này ngân hàng có thể đưa ra được kết luận về tính vững chắc và ổn định của dự án, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án.

Việc đánh giá rủi ro có thể phát hiện ra vô số các loại rủi ro cho dự án. Một số rủi ro có thể nguy hiểm hơn sơ với các rủi ro khác, tức là khả năng gây tổn thất của chúng sẽ cao hơn. Do đó có hai yếu tố liên quan đến rủi ro mà cán bộ thẩm định phải xem xét chính là khả năng gây tác động xấu và khả năng xảy ra của rủi ro. Từ đó xác định được mức độ ưu tiên trong danh sách các rủi ro.

Phương pháp này nên được áp dụng đối với các dự án có hiệu quả cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.

Phương pháp theo trình tự: phương pháp này sẽ đi đánh giá rủi ro của dự án theo trình tự của quy trình thẩm định, từ chi tiết đến tổng hợp mà trước hết là xác định các rủi ro có thể xảy ra trong từng giai đoạn sau đó sẽ tổng hợp lại các rủi ro đã

xác định trong các bước thẩm định để xem các rủi ro được đánh giá đảm bảo tính chính xác hay chưa, và rà soát lại để đảm bảo các rủi ro đã được xác định đầy đủ.

Phương pháp dự báo: Phương pháp này sẽ sử dụng các số liệu điều tra thống kê, vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

Tùy thuộc vào từng dự án cụ thế mà các cán bộ thẩm định có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá rủi ro, nhưng nhìn chung các rủi ro xảy ra đối với một dự án bất kì thường rất lớn, do đó nếu chỉ sử dụng một phương pháp để đánh giá sẽ dẫn đến việc có nhiều rủi ro không thể xác định được làm ảnh hưởng xấu đến dự án dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của chủ đầu tư cho ngân hàng gây thiệt hại về tài chính cũng như sự tăng trưởng của ngân hàng do đó khi quản lý rủi ro của các dự án, các cán bộ thẩm định của ngân hàng thường sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để có thể đánh giá rủi ro một cách tốt nhất, chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w