Quá trình đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án xây dựng kho

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 71)

3. Ví dụ minh hoạ cụ thể

3.4.2. Quá trình đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án xây dựng kho

a - Rủi ro về chủ đầu tư:

Cán bộ tín dụng đã liệt kê toàn bộ các giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và nhận thấy Công ty đầu tư Minh Quang là công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực tài chính và năng lực kinh doanh cũng khá tốt, hơn nữa công ty chỉ có quan hệ tín dụng với ngân hàng SeABank từ thời gian trước do đó các thông tin về tính pháp lý của công ty có thể được đảm báo và cán bộ tín dụng đã có thể nắm được sơ bộ một số thông tin của công ty.

Về năng lực tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (được mô tả chỉ tiết tại bảng 1, 2 và 3 của phụ lục) năm 2006 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản và tổng nguồn vốn so với năm 2005 : tổng nguồn

vốn và tổng tài sản thời điểm cuối năm 2006 tăng trên 330% (tương ứng tăng trên 23 tỷ đồng) so với cùng kỳ cuối năm 2005.Điều này phản ánh quy mô doanh nghiệp có sự mở rộng. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt năm 2006 và được đánh giá là đảm bảo, khả năng tự chủ về tài chính tăng cho thấy khả năng tự tài trợ cho doanh nghiệp tương đối tổt. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động năm 2006 tương đối tốt.

Kết luận của cán bộ tín dụng: Các rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với dự án

nói chung có thể nằm trong tầm kiểm soát của cán bộ tín dụng, các giấy tờ, hồ sơ pháp lý của dự án được đánh giá là khá hoàn thiện và chính xác. Cán bộ tín dụng đã tìm hiểu rất đầy đủ các giấy tờ liên quan. Như vậy tính pháp lý của dự án được đảm bảo chắc chắn, hành lang pháp lý thông thoáng và sự khuyến khích đầu tư của Thành phố Hải Phòng giúp cho dự án kho Gas Minh Quang – Hải Phòng nhanh chóng được thực hiện Những rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với dự án về cơ bản là được đảm bảo.

b. Rủi ro về thị trường:

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại và xu hướng phát triển của thị trường: Theo các nghiên cứu thị trường, mức tiêu thụ LPG của Việt Nam còn quá thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy cùng với sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, mức tiêu thụ LPG của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng với tỷ lệ cao trong những năm tới. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ tiêu thụ LPG sẽ tăng khoảng 19-21%/năm đến năm 2010. Trong đó khu vực tiêu thụ nhiều LPG ở bắc bộ hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh.

Ước tính vào năm 2010 nhu cầu khí hóa lỏng của Việt Nam tính bình quân sẽ đạt mức 8.5-10 Kg/người. Mức độ phát triển khí hóa lỏng trung bình hàng năm từ 170 ngàn tấn vào năm 1999 đến 1 triệu tấn vào năm 2010, xấp xỉ 18%/năm. Giả định mức phát triển trung bình hàng năm: giai đoạn từ 2000-2005 là 20-25%; 2005-2010 là 15-20% thì sau năm 2010 ước tính mức phát triển sẽ là 12-19%/năm, dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG ở Việt Nam được thống kê như sau:

Bảng 2.5 Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam 2005-2015

Đơn vị: tấn

1 2005 195.300 83.700 279.000 558.000

2 2010 369.000 158.200 527.200 1.054.400

3 2015 557.500 238.900 796.400 1.592.800

(Nguồn: Viện chiến lược phát triển)

Hải phòng và phụ cận là khu vực có nhu cầu tiêu thụ LPG cho công nghiệp và dân dụng nhiều nhất tại khu vực phía bắc, theo tài liệu nghiên cứu thị trường của viện chiến lược phát triển, lượng LPG tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố khu vực sông Hồng như sau: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Bình như sau:

Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG của mốt số tỉnh thành khu vực sông Hồng, giai đoạn 2005 – 2015.

Đơn vị: Tấn

TT Năm 2005 2010 2015

1 Xăng dầu 1.748.000 2.886.000 3.695.000

2 LPG 76.200 167.200 235.400

Nguồn: Viện chiến lược phát triển.

Nhận xét chung về việc đầu tư kho Gas tại khu vực Hải Phòng.

+ Việc đầu tư kho Gas tại Hải Phòng là cần thiết và hợp lý để khai thác triệt để khu vực thị trường rộng lớn bậc nhất ở miền Bắc Việt Nam

+ Kho Gas đặt ở cửa sông lớn tại Hải Phòng hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi về giao thông khi vận chuyển gas bằng ô ô xitec theo đường bộ từ kho cảng về các trạm chiết nạp, nhà máy ghạch men, nhà máy kính…

+ Từ kho gas có thể cung cấp khí gas tới các tỉnh phụ cận một cách thuận lợi.

Kết luận của cán bộ tín dụng: Mức độ rủi ro về thị trường của dư án có thể

xem là thấp.

c. Rủi ro về tài chính:

- Nhu cầu vốn cố định và tỷ lệ và số vốn xin vay Ngân hàng

Bảng 2.7: Chi phí chuẩn bị đầu tư

Đơn giá: đồng

Tt Nội dung chi phí Trị giá

1 Chi phí tiền dự án, thủ tục ban đầu 50.000.000

2 Lập dự án đầu tư 40.000.000

3 Khảo sát phục vụ thiết kế 50.000.000

4 Thiết kế công nghệ và thiết kế xây dựng 150.000.000

5 Thỏa thuận PCCC 30.000.000

6 Chi phí ban quản lý dự án 150.000.000

Tổng 470.000.000

Bảng 2.8: Tổng hợp vốn đầu tư

Đơn vị tính: đồng

Tt Loại vốn Đơn vị tính Số tiền

1 Vốn xây dựng 1,000,000 5,556

2 Vốn thiết bị - 61,244.00

3 Vốn chuẩn bị đầu tư - 470

4 Dự phòng 10% của 1+2+3 6,727.00

5 Tổng giá trị thiết bị và xây dựng 73,997.00

6 Tiền thuê đất 25,375.44

Tổng mức đầu tư 99,372.44

Như vậy tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định bao gồm vốn xây dựng, vốn thiết bị và vốn thuê đất là 99.372.440.000 đồng, trong đó:

Vốn tự có và chiếm dụng khách hàng của doanh nghiệp là: 31.593.440.000 đồng

Vốn xin vay ngân hàng là: 67.779.000.000 đồng

Nhận xét về vốn vay dài hạn của cán bộ tín dụng

- Đây là khoản tiền lớn gấp 1.2 lần vốn điều lệ của Doanh nghiệp áp lực về tài chính cao nên nhu cầu vay vốn tài trợ từ Ngân hàng hợp lý

- Doanh nghiệp có kế hoạch khấu hao đều đặn trong 8 năm, và đây thực chất nguồn thu của dự án nên giảm áp lực trả nợ gốc tiền vay cho doanh nghiệp khi hạch toán.

- Phương án kinh doanh có lãi và có trích lập từ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất vì vậy hệ thống máy móc thiết bị sẽ được bảo dưỡng, sửa chữa lớn hàng kỳ và được trang bị ngày một hiện đại hơn.

- Chi tiết về kế hoạch khấu hao máy móc thiết bị như sau:

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với thời gian khấu hao là 8 năm đối với máy móc thiết bị và 40 năm đối với đất thuê. Giá trị khấu hao hàng năm của máy móc, thiết bị, nhà xưởng như sau

Bảng 2.9: Mức trích khấu hao của tài sản

Chỉ tiêu Tổng VĐT KH Năm 1 KH Năm 2 ... KH Năm 8 KH Năm 9 KH Năm 10 Vốn máy móc 73.977 9.247 9.247 ... 9.247 0 0 Vốn nhà xưởng, đất đai 25.375 634 634 ... 634 634 634 Tổng 99.352 9.881 9.881 ... 9.881 634 634

Ta có thể thấy tổng trị giá khấu hao từ năm thứ nhất đến năm thứ 8 bằng nhau và bằng 9,881,511,000 đồng, từ năm thứ 9 trở đi, giá trị khấu hao đối với phần máy móc thiết bị đã hết khi chưa đầu tư mua sắm mới hay sửa chữa lớn tài sản cố định thì doanh nghiệp chỉ còn khấu hao phần phần nhà xưởng và đất đai, trị giá khấu hao ở các năm này là 634,386,000 đồng

Bảng 2.10 : Tổng chi phí cho 1 tấn sản phẩm GAS

Đơn vị: đồng

Tt Chi tiêu Số tiền

1 Tiền mua gas 12,339,450

2 Khấu hao tài sản cố định 274,486

3 Chi phí vận hành 81,848

- Tiền lương nhân viên 19,000

- Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí CĐ 3,610

- Bảo hiểm tài sản 18,556

- Bảo hộ lao động 192

- Chi phí điện nước 24,490

- Chi phí khác 16,000

4 Chi phí bán hàng 15,350

- Tiếp thị quảng cáo 15,350

5 Chi phí tài chính 341,546

- Chi phí lãi vay ngân hàng đối với phần tài sản cố định 244,830 - Chi phí lãi vay ngân hàng đối với phần tài sản lưu động 88,667

- Chi phí quản lý tín dụng, cấp tín dụng 8,050

Tổng 13,052,680

Như vậy tổng chi phí cho 1 tấn Gas là 13,052,680 đồng, đây đều là các khoản chi phí hợp lý doanh nghiệp đã nghiên cứu và so sánh sát với giá thị trường của các thiết bị và các nguồn hàng tương tự. Ngoài ra, các chi phí này cũng đã bao gồm các chi phí dự phòng tăng giá nguyên liệu đầu vào và giảm giá hàng tồn kho cũng như quĩ dự phòng tài chính, vì vậy giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp trong xác định kết quả của phương án kinh doanh.

Khi loại trừ các chi phí tài chính bao gồm (chi phí quản lý tín dụng, chi phí cấp tín dụng, và lãi vay Ngân hàng) ta có chi phí hợp lý cần thiết của một năm kinh doanh để xác định vốn vay Ngân hàng như sau:

Bảng 2.11: Cơ cấu vốn lưu động phục vụ cho dự án kho gas

Đơn vị tính: đồng

Tt Chỉ tiêu Trị giá

1 Chi phí cho 1 tấn sản phẩm không bao gồm lãi vay và các chi phí tín dụng khác

17,771,134 2 Tổng chi phí cho năm thứ 1 không bao gồm lãi vay 457,600,824,000

và các chi phí tín dụng khác

3 Số vòng quay vốn lưu động (vòng) 12

4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, trong đó: 38,133,402,000

- Vốn tự có 12,220,557,000

- Vốn vay ngân hàng 25,912,845,000

Như vậy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của khách hàng là

25,912,845,000 đồng đây là khoản chi phí phát sinh thường xuyên liên tục và ổn

định của doanh nghiệp, vì vậy SeABank cho thể Cấp 01 hạn mức tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp với số tiền là 25.900.000.000 đồng.

Về thời gian vay vốn: cơ sở xác định thời gian vay vốn lưu động của phương án kinh doanh là:

- Thời gian trả chậm khi mua hàng và thời gian bán hàng phải thu của khách hàng nhau và bằng 15 ngày nên tổng thời gian thu hồi công nợ là: 30 ngày.

- Thời gian hàng tồn trong kho là 15 ngày

- Thời gian một vòng quay vốn lưu động là 30 ngày

- Nên Thời gian vay vốn là 75 ngày vì vậy để giảm áp lực trả nợ cho doanh nghiệp Ngân hàng có thể cấp cho khách hàng 01 khoản tín dụng ngắn hạn với thời gian duy trì hạn mức tín dụng là 12 tháng và thời gian từng khế ước nhận nợ là 3 tháng.

Qua các năm, sản lượng sản phẩm kinh doanh tăng cao, nhu cầu vốn lớn khi đó Ngân hàng xem xét và cấp cho doanh nghiệp hạn mức mới lớn hơn. (Bảng 6 - phụ lục)

Nhận xét:

Đây là phương án kinh doanh sát thực, phản ánh đầy đủ và chính xác các khoản mục chi phí tạo nên giá thành của sản phẩm, Giá nguyên vật liệu đầu vào được tìm hiểu và tham chiếu với giá thị trường của khu vực và thế giới.

Phương án sử dụng hình thức hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và khấu hao theo phương pháp đường thẳng, đây là những hình thức phổ biến và đặc biệt hơn phản ánh được giá gas theo từng thời điểm, bởi đây là mặt hàng giá cả biến động mạnh.

Phương án có tổng doanh thu lớn, năm thứ nhất tổng doanh thu của phương án là trên 479 tỷ đồng, với giá vốn hàng bán là 12.339.450 đồng/tấn, tổng chi phí giá thành sản phẩm là trên 444 tỷ đồng tạo ra cho doanh nghiệp 34.8 tỷ đồng lợi nhuận gộp từ bán hàng.

Các chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá vốn hàng bán, với mỗi tấn sản phẩm chi phí quản lý là 193.915 đồng, chiếm 1.4%. Đây được đánh giá là thành tích của Công ty trong công tác quản lý sản xuất. Công ty đã tiết kiệm được chi phí và góp phần làm tăng lợi nhuận chung cho phương án.

Với kế hoạch khấu hao khá nhanh chỉ sau 8 năm vốn máy móc thiết bị của nhà máy kho Gas đã được trích hết khấu hao, trị giá khấu hao trong 1 năm là 9.247.125.000 đồng, đất xây dựng nhà máy, công ty theo dõi khấu hao trong 40 năm bằng với thời gian thuê đất. Đây là những khoảng thời gian nằm trong khung thời gian khấu hao do bộ tài chính qui định và phù hợp với chế độ kế toán của Việt Nam.

Lãi vay: Đối với phần vốn cố định, lãi suất vay ngân hàng là 12.68%/năm chưa bao gồm chi phí quản lý tín dụng 1%. Như vậy hàng năm lãi vay tại ngân hàng được hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp là trên 8.5 tỷ đồng ở năm thứ nhất và trên 6 tỷ đồng ở năm thứ 2, lãi vay vốm cố định được giảm dần theo thời gian và giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh của Phương án khá tốt, tổng lợi nhuận khá cao năm thứ nhất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đạt trên 6.7 tỷ đồng và tăng dần qua các năm. Năm thứ 2 lợi nhuận của doanh nghiệp tăng 1.5 lần và đạt trên 10 tỷ đồng, năm thứ 8 lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là gần 30 tỷ đồng, đây là phương án có tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu không cao, chỉ đạt 1.96% ở năm thứ nhất tuy nhiên tỷ suất này tăng dần qua các năm và khi so sánh lợi nhuận ròng với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả kinh doanh của vốn tự có là rất tốt, tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn tự có ở năm thứ nhất là 16%.

Phương án đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 2.6 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và trên 11.6 tỷ đồng ở năm thứ 8.

Khả năng trả nợ của phương án đảm bảo, hệ số trang trải lãi vay ở là 2 lần, cho thấy với mỗi đồng lãi vay công ty có 2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo để chi trả và thanh toán.

Bằng việc đầu tư mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh gas, hàng năm công ty TNHH đầu tư Minh Quang thu được trên 6.7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, qua đó tạo điều kiện năng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp và tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư, tạo được uy tín với ngân hàng khi quan hệ tín dụng.

Thị trường gas đang có những biến động lớn về giá cả ở trong nước và thế giới, trong những tháng gần đây giá gas liên tục tăng, giá gas ở một số thời điểm như sau:

Bảng 2.12 : Giá nhập – xuất Gas một số thời điểm gần đây

Tháng Nhập Xuất

10/2007 875 USD/tấn 211.000 đ/bình 12 Kg

11/2007 970USD/tấn 226.000 đ/bình 12 Kg

12/2007 1.077,5 USD/tấn 250.000 đồng/bình 12 Kg

Như vậy so với giá gas của phương án, đơn giá trên 1 tấn Gas tại thời điểm tháng 12 tăng cao hơn 300 USD/tấn, và tăng hơn 100 USD so với tháng trước. Đây là những tháng của mùa đông, nhu cầu dầu sưởi ấm của các nước bắc Âu lớn kéo theo giá dầu thô tăng và làm giá gas tăng mạnh. Tuy nhiên, đã thành thông lệ khi giá xăng - dầu - gas của thị trường thế giới tăng, thì ngay lập tức thị trường Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn, do đó giá bán đầu ra sản phẩm theo đó cũng tăng lên với tỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w