Chú trọng việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại từ các nước EU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 93 - 109)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.2.6. Chú trọng việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại từ các nước EU

Việc chú trọng đầu tư đồng bộ máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại là rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhìn chung máy móc, thiết bị ngành dệt may nước ta hiện nay vừa thiếu đồng bộ, vừa có độ trễ tương đối lớn so với các nước trong khu vực. Thời gian qua, việc đầu tư máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp dệt may nước ta được thực hiện từ nhiều nguồn cung ứng, trong đó một phần quan trọng có xuất xứ từ các nước châu á. Việc nhập khẩu máy móc, công nghệ hiện đại từ các nước châu Âu còn hạn chế. Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU thường lớn hơn so với kim ngạch nhập khẩu từ EU. Nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cán cân thương mại cân bằng hơn, đồng thời việc nhập khẩu công nghệ hiện đại sẽ giúp hàng Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, năng suất, hiệu quả lao động cũng được tăng lên.

Đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, khâu yếu nhất hiện nay trong đầu tư máy móc, công nghệ là khâu thiết kế, tạo mẫu. Các doanh nghiệp dệt may hiện nay vẫn còn nhiều bỡ ngỡ trong khâu tạo mốt, chưa đủ hiểu biết về yêu cầu thị hiếu của thị trường EU nên việc quan tâm thích đáng về tạo mẫu, sử dụng các thiết bị chuyên dùng trong thiết kế, cắt may là hết sức cần thiết. Khâu thiết kế, tạo mẫu là khâu mang lại giá trị gia tăng lớn và là khâu quyết định đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu các quốc gia. Việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến cho khâu này là rất quan trọng nhằm tạo sức bứt phá cho phát triển ngành dệt may, đặc biệt là hàng dệt may xuất khẩu. EU có thế mạnh trên thế giới về thiết bị, công nghệ hàng dệt may, vì thế các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tập trung đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế tạo mẫu với các thiết bị, công nghệ được nhập khẩu trực tiếp từ phía EU.

Các doanh nghiệp có thể tìm nguồn vốn để tự đầu tư, mua sắm thiết bị, công nghệ nguồn từ EU, tuy nhiên với phần lớn các doanh nghiệp dệt may nước ta hiện nay thì thực hiện đầu tư theo hình thức này có nhiều hạn chế do khả năng huy động vốn kém. Một hình thức khác mang lại hiệu quả cao hơn, đó là các doanh nghiệp thông qua sự giúp đỡ của Nhà nước và các nguồn khác tìm kiếm các đối tác từ EU để liên doanh, liên kết trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực dệt may. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn và công nghệ hiện đại cùng trình độ quản lý tiên tiến từ các nhà đầu tư EU. Để

thực hiện được biện pháp này, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi bằng các quy định cụ thể về thuế nhập khẩu công nghệ, kết hối ngoại tệ, chuyển lợi nhuận về nước nhằm thu hút các nhà doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam.

Kết luận chương 3

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian tới. Trên thị trường hàng dệt may thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng đang diễn ra cuộc cạnh tranh hết sức quyết liệt giữa hàng dệt may xuất khẩu các nước, đặc biệt với sự bùng nổ hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc. Để hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam duy trì và nâng cao được thị phần trên thị trường EU thì phải xây dựng được một ngành công nghiệp dệt may phát triển vững chắc, có năng lực cạnh tranh cao, có khả năng thâm nhập và đứng vững trên thị trường EU. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, thì những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp là hết sức quan trọng đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Đó cũng là những nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may- một ngành có đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Kết luận

Hàng dệt may được xác định là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong các thị trường của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam thì thị trường EU luôn được xác định là một trong những thị trường trọng điểm, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này sẽ tạo cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập được vào các thị trường lớn khác trên thế giới.

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đã được thực hiện hơn thập kỷ qua và đã có những kết quả nhất định trong điều kiện EU áp dụng chế độ hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kể từ 1/1/2005, với việc tự do hóa trong buôn bán hàng dệt may tại thị trường thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng thì mức độ cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may ngày càng trở nên gay gắt. Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn sau 2005 vừa có những thuận lợi do không còn bị hạn chế về số lượng xuất khẩu, đồng thời có những khó khăn lớn khi năng lực cạnh tranh còn thấp so với hàng dệt may xuất khẩu của nhiều nước khác.

Thông qua việc hệ thống lại những vấn đề lý luận - thực tiễn về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua và những vấn đề mới đặt ra, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU đến năm 2010. Trong số các giải pháp thì có những giải pháp cho việc phát triển ngành dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam nói chung, có những giải pháp phù hợp với đặc điểm riêng của thị trường EU. Để thực hiện được các giải pháp này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, ngành hàng và sự hỗ trợ to lớn từ phía Nhà nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ngọc Anh (2004) "Những chất liệu vải sợi lạ lùng", Dệt may và thời trang, (4), tr. 9-16.

2. "Bàn kế hoạch phát triển bông vải đến 2010" (2004), Dệt may và thời trang, (5), tr. 11- 13.

3. Bộ Thương mại (1998), Thị trường hàng dệt may thế giới và khả năng xuất khẩu của

4. Bộ Thương mại (2004), Kinh tế, thương mại thế giới và Việt Nam. Cục diện năm 2003

và dự báo năm 2004, Hà Nội.

5. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội.

6. Hồng Châu (2002), "Việt Nam - châu Âu: Đối tác tin cậy, bạn hàng truyền thống",

Thương mại, (28), tr. 17-18.

7. Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại (2002), Xuất khẩu sang thị trường EU, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Văn Đạo (2003), "Tương lai ngành dệt-may thế giới sau 2005", Dệt may và thời trang, (8), tr. 15-16.

10.Dương Đình Giám (2001), Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển

ngành công nghiệp dệt - may trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11.Nguyễn Minh Gòn (2003), Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong xu thế

toàn cầu hóa kinh tế - thương mại, Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12.Diệu Hà (2003), "Quan hệ thương mại Việt Nam với một số thị trường trọng điểm",

Thương mại, (3+4+5), tr. 59-61.

13.Trương Thu Hà (2003), "Thời cơ và thách thức với ngành may mặc Việt Nam", Dệt may và thời trang, (11), tr. 15.

14.Thái Hà - Minh Hương (2004), "Để cây bông phát triển nhanh và ổn định: cần các giải pháp tăng năng suất và chất lượng", Dệt may và thời trang, (6), tr. 10-12.

15.Bùi Huy Khoát (2001), "Liên minh châu Âu trong thương mại toàn cầu", Nghiên cứu

16.Phùng Thị Vân Kiều (2002), "Hệ thống phân phối EU và các phương thức thích hợp

cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập kênh phân phối trên thị trường này",

Nghiên cứu châu Âu, (4), tr. 67-71.

17.Phùng Thị Vân Kiều (2002), "Thị trường EU với hàng rào phi thuế quan", Thương mại, (27), tr. 15-16.

18.Vân Kiều (2002), "Một số đặc điểm lớn của thị trường EU", Thương mại, (9), tr. 20-21.

19.Duy Lâm (Biên dịch) (2004) "Ngành dệt may thế giới. Điều gì sẽ xảy ra sau 31/12/2004", Dệt may và thời trang, (5), tr. 10-11.

20.Hoàng Thị Bích Loan (2002), "Quan hệ thương mại Việt Nam và EU - những vấn đề đặt ra", Thương mại, (7), tr. 16-18.

21.Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường châu Âu, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

22.Vũ Chí Lộc (2004), "Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu", Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 72, 80.

23.Trần Thị Bích Ngọc (1996), "Kỹ nghệ dệt may Việt Nam trong hệ thống dệt may thế giới", Nghiên cứu kinh tế, (215), tr. 55-60.

24.Thân Danh Phúc (2001), Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học

Thương mại, Hà Nội.

25.Nguyễn Đình Phùng (2002), "Các giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU", Thương mại, (2), tr. 25-26.

26.Ng.Sơn (Biên dịch) (2004), "Ngành dệt may các thành viên mới EU- Lo tồn tại nhiều hơn phát triển", Dệt may và thời trang, (5), tr. 9-11.

27.T.A.T (Biên dịch) (2003), "Chính sách nào cho công nghiệp dệt may châu âu vào năm 2005", Dệt may và thời trang, (8), tr. 13-14.

28.Nguyễn Quang Thuấn (2004), "Liên minh châu Âu mở rộng và khả năng hợp tác của Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 59-65.

29.Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), "Ngành dệt may - xuất khẩu Việt Nam với các thách

thức mới", Những vấn đề kinh tế thế giới, (3), tr. 57-63.

30.Từ Thanh Thủy (2000), "Mười năm quan hệ thương mại Việt Nam - EU", Những vấn

đề kinh tế thế giới, (64), tr. 72-78.

31.Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội (11/2001), Thị trường EU và các yêu cầu của thị

trường EU đối với xuất khẩu của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo khoa học.

32.Nguyễn Thị Tú (2004), Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

33.Trần Nguyễn Tuyên (2002), "Thị trường EU và khả năng mở rộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này", Nghiên cứu kinh tế, (285), tr. 40-46.

34.Trần Nguyễn Tuyên (2004), "Thực trạng và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế EU - Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (6), tr. 57-61.

Tài liệu trên Internet

35.http://www.mof.gov.vn (2004), Dệt may Việt Nam sau khi dỡ bỏ hạn ngạch vào EU - Cơ

hội lớn - thách thức nhiều, ngày 9/12.

36.http://www.vnn.vn (2004), Dệt kém nên May phải gia công, ngày 7/1.

37.http://www.vneconomy.com.vn (2004), Quản lý hàng gia công xuất khẩu còn chắp vá,

ngày 9/12.

38.http://www.vinatex.com.vn (2004), Trung Quốc sẽ chiếm 50% thị phần xuất khẩu

hàng dệt may thế giới vào năm 2007, ngày 29/11.

39. http://www.vneconomy.com.vn (2005), Dệt may bắt tay chưa chặt, ngày 19/1.

40.http://www.mot.gov.vn (2005), EU đẩy nhanh chương trình GSP mới cho các nước châu á, ngày 21/2.

41.http://www.mot.gov.vn (2005), Việt Nam có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc và

phụ lục

Phụ lục 1

Quan hệ thương mại năm 2004 giữa EU với các đối tác chính

Các đối tác xuất khẩu lớn vào EU Các đối tác nhập khẩu lớn từ EU

TT Đối tác Kim ngạch (triệu USD) Tỷ lệ (%) TT Đối tác Kim ngạch (triệu USD) Tỷ lệ (%) Tổng kim ngạch nhập khẩu của EU 1 027 893 100 Tổng kim ngạch xuất khẩu của EU 962 648 100 1 USA 157 443 15,3 1 USA 233 912 24,3 2 China 126 737 12,3 2 Switzerland 74 960 7,8 3 Russia 80 539 7,8 3 China 48 039 5,0 4 Japan 73 536 7,2 4 Russia 45 664 4,7 5 Switzerland 61 409 6,0 5 Japan 43 067 4,5 6 Norway 55 988 5,4 6 Turkey 37 992 3,9 7 Turkey 30 939 3,0 7 Norway 30 655 3,2 8 Korea 30 203 2,9 8 Canada 21 916 2,3 9 Taiwan 23 604 2,3 9 Australia 19 826 2,1

10 Brazil 21 098 2,1 10 Hong Kong 19 155 2,0

11 Singapore 16 956 1,6 11 United Arab Emir.

18 613 1,9

13 India 16 223 1,6 13 Korea 17 795 1,8

14 Saudi Arabia 16 107 1,6 14 India 17 013 1,8

15 Malaysia 15 743 1,5 15 South Africa 16 111 1,7

16 South Africa 15 737 1,5 16 Singapore 16 060 1,7

17 Algeria 15 142 1,5 17 Mexico 14 628 1,5 18 Romania 14 058 1,4 18 Brazil 14 108 1,5 19 Libya 13 560 1,3 19 Taiwan 12 819 1,3 20 Thailand 12 842 1,2 20 Israel 12 750 1,3 Nguồn: Eurostat. Phụ lục 2

Các nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU

Mười nước (khu vực) xuất khẩu hàng dệt lớn nhất vào EU

TT Nước xuất

khẩu

Triệu Euros Tốc độ tăng

trưởng 2000/2003 2000 2001 2002 2003 1 China 2.031 2.088 2.275 2.484 22,3% 2 Turkey 2.088 2.285 2.179 2.252 7,9% 3 India 1.964 1.992 1.736 1.681 -14,4% 4 Pakistan 1.057 1.115 1.184 1.211 14,5% 5 Czech Rep. 816 972 977 1.006 23,4% 6 Switzeland 1.209 1.173 1.042 972 -19,6% 7 USA 1.578 1.469 1.198 924 -41,4%

8 South Korea 1.042 988 928 793 -23,9%

9 Poland 615 683 691 682 10,9%

10 Japan 818 719 629 521 -36,3%

Mười nước (khu vực) xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào EU

TT Nước xuất

khẩu

Triệu Euros Tốc độ tăng

trưởng 2000/2003 2000 2001 2002 2003 1 Chi na 7.450 7.980 8.822 9.631 29,3% 2 Turkey 5.322 5.776 6.720 7.150 34,3% 3 Romania 2.558 3.258 3.597 3.634 42,1% 4 Bangladesh 2.567 2.794 2.708 3.054 18,9% 5 Tunisia 2.567 2.868 2.879 2.709 5,5% 6 Morocco 2.356 2.624 2.586 2.464 4,6% 7 India 2.005 2.162 2.265 2.311 15,3% 8 Hong Kong 3.104 2.554 2.274 2.017 -35,0% 9 Poland 1.826 1.922 1.700 1.459 -20,1% 10 Indonesia 1.800 1.760 1.438 1.307 -27,4% Nguồn: Eurostat.

Phụ lục 3

Mục tiêu xuất khẩu năm 2005 của Việt Nam đối với một số mặt hàng chính

Đơn vị: Triệu USD

TT Mặt hàng Kim ngạch thực hiện 2004 Kim ngạch dự kiến 2005 Tăng trưởng xuất khẩu 2005/2004 (%) Tổng trị giá 26.504 31.500 19

Nhóm nông lâm, thủy sản 5.479 6.015 9,8

1 Thủy sản 2.401 2.750 14,5 2 Gạo 950 1000 5,3 3 Cà phê 641 650 1,4 4 Rau quả 179 220 22,9 5 Cao su 597 610 2.2 6 Hạt tiêu 152 160 5,3 7 Nhân điều 436 480 10,1 8 Chè các loại 96 115 19,8 9 Lạc nhân 27 30 11,1 Nhóm hàng công nghiệp, chế biến và thủ công mỹ nghệ 10.607 13.400 26,3 10 Hàng dệt và may mặc 4.386 5.100 16,3 11 Giày dép các loại 2.692 3.500 30

12 Hàng điện tử và linh kiện máy tính

1.075 1.500 39,5

14 Sản phẩm gỗ 1.139 1.600 40,5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 93 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)