Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 79 - 82)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.1.5. Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may

nghiệp dệt cũng như sự mất cân đối giữa công nghiệp dệt và may của Việt Nam. Thông qua việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, Chính phủ đóng vai trò làm cầu nối cho các doanh nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là Tổng công ty Dệt May Việt Nam, tìm kiếm các nguồn vốn và sự hỗ trợ về khoa học, công nghệ từ nước ngoài để tập trung đầu tư phát triển ngành dệt may.

3.2.1.5. Chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may ngành dệt may

Chủ động trong cung cấp nguyên, phụ liệu nhằm tránh sự lệ thuộc quá lớn vào thị trường nguyên, phụ liệu dệt may của thế giới là yêu cầu hàng đầu để ngành dệt may phát triển bền vững. Mặt khác, đối với hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU nói riêng và các thị trường dệt may lớn trên thế giới nói chung thì việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa về nguyên, phụ liệu liên quan trực tiếp tới việc xác định xuất xứ của hàng hóa. Theo quy định của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU thì hàng hóa nhập khẩu được xác định có xuất xứ từ Việt Nam sẽ được áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn so với mức thuế suất thông thường. Do vậy, chính sách đầu tư để phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may có tầm quan trọng đặc biệt để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới, trong đó có thị trường EU.

Việc phát triển vùng nguyên liệu với các sản phẩm chính là cây bông vải, tơ tằm:

- Cây bông vải là nguồn nguyên liệu chính đối với ngành dệt may. Nước ta được đánh giá là có tiềm năng lớn để phát triển cây bông vải, tuy nhiên những năm qua các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu lại phải nhập khẩu một khối lượng lớn bông vải từ nước ngoài, hàng năm tỷ lệ bông nhập khẩu chiếm đến 85-90% nhu cầu bông cho sản xuất, số lượng ngoại tệ hàng năm giành cho việc nhập khẩu bông xơ lên đến hơn 100 triệu USD. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch để nâng cao sản lượng bông sản xuất trong nước nhằm thay thế nhập khẩu là hết sức quan trọng.

Bảng 3.3: Kế hoạch sản xuất bông đến năm 2010 của Công ty Bông Việt Nam

Vùng sản xuất Diện tích (ha) Năng suất bông hạt (tấn/ha) Sản lượng bông hạt (tấn) Sản lượng bông xơ (tấn) Toàn ngành bông 85.000 2,08 177.500 66.000

Bông nước trời 50.000 1,80 90.000 33.500

a) Tây Nguyên 32.000 1,83 59.000 21.500

b) Đông Nam Bộ 13.000 1,83 23.500 9.200

c) Tây Bắc 5.000 1,50 7.500 2.800

Bông có tưới 35.000 2,50 87.500 32.500

d) Duyên hải miền Trung 15.000 2,50 37.500 14.000

e) Ninh Thuận - Bình Thuận

20.000 2,50 50.000 18.500

Nguồn: [2, tr. 12].

Theo Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Để đạt được những mục tiêu trên, Nhà nước cần có những giải pháp và chính sách hỗ trợ cho ngành bông như:

Hỗ trợ ngành bông trong việc đưa các giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất tại Việt Nam, cho phép ngành bông thực hiện và hỗ trợ kinh phí mua công nghệ chuyển gen để tạo ra giống bông mới. Nhà nước tiếp tục đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học để chọn, tạo các giống bông mới chín sớm cho năng suất cao, chất lượng xơ tốt. Đầu tư kinh phí khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm đảm bảo cho nông dân đạt năng suất, hiệu quả cao trong trồng bông. Tập trung đầu tư thâm canh cho vùng bông nước trời có năng suất cao và bảo đảm yêu cầu cần thiết cho sản xuất bông vụ khô có tưới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương có quỹ đất

phù hợp với phát triển cây bông cần chú trọng đến đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho trồng bông. Phát triển các nhà máy cán và chế biến bông gần vùng nguyên liệu. Có chính sách khuyến nông cụ thể như hỗ trợ, ứng trước vốn và bảo hộ người sản xuất, tổ chức hợp tác sản xuất, bao tiêu sản phẩm ổn định, lâu dài giữa Công ty Bông Việt Nam với các công ty dệt. Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý đối với sản phẩm bông. Theo một số doanh nghiệp ngành bông và vải thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam thì để chuẩn bị cho việc gia nhập WTO sắp tới, quy định chung là phải thống nhất mức thuế VAT đối với bông xơ nhập khẩu và bông xơ tiêu thụ trong nước. Mức thuế VAT đánh vào bông xơ trong nước sẽ tăng từ 5% lên 10%, trong khi đó mức khấu trừ thuế VAT đầu vào thu mua bông hạt của nông dân là 0%, điều này dẫn đến sản xuất bông sẽ bị lỗ. Do vậy, cần phải có mức khấu trừ thuế VAT hợp lý nhằm đảm bảo lợi ích của người trồng bông và các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng bông cho ngành dệt may.

- Đối với dâu tằm tơ: Các sản phẩm dệt từ tơ tằm trong nước sản xuất hiện nay còn ít, chất lượng thấp. Nghề trồng dâu nuôi tằm nước ta hiện nay có khoảng 25.000 ha dâu thâm canh, nhưng chủ yếu vẫn dùng giống dâu cũ, năng suất bình quân chỉ đạt 30-40% so với năng suất giống dâu Trung Quốc. Do vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ trong việc đầu tư giống dâu mới vào sản xuất nhằm thay thế giống cũ, chú trọng đến việc hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người nông dân trồng dâu để đảm bảo lợi ích người lao động khi có sự thay đổi trong quá trình sản xuất. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp chế biến tơ trong nước được vay vốn để hàng năm mua hết số kén tằm cho nông dân nhằm củng cố vùng dâu đã có và giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc dự trữ kén và tơ khi thị trường có những diễn biến bất lợi. Nhà nước có chính sách đầu tư thích đáng đối với thiết bị tiên tiến cho ngành sản xuất tơ tằm, đặc biệt công nghệ chế biến phế liệu tơ nhằm giảm tỷ lệ phế liệu trong sản xuất, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Đối với phát triển sản xuất các loại phụ liệu cho hàng dệt may:

Trong thời gian tới, cần nhanh chóng quy hoạch lại việc sản xuất phụ liệu, trước

mắt tập trung vào các loại có nhu cầu sử dụng lớn trong may mặc xuất khẩu như các loại khuy, móc, khóa kéo, các loại nhãn mác. Sản xuất phụ liệu cho hàng dệt may không phải là lĩnh vực khó về công nghệ mà chủ yếu phụ thuộc về vốn đầu tư và sự phân công, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Nhà nước cần có các chính sách thu hút

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)