Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 73 - 75)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.1.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập khẩu

chính trong quản lý xuất nhập khẩu

Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các cảng biển, đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính viễn thông có ảnh hưởng lớn

tới chi phí đầu vào của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, hệ thống cơ sở hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Những nước có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển có thể tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu thông qua hình thức chuyển khẩu, tái xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa sản xuất trong nước.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn lạc hậu và chưa đáp ứng được các nhu cầu của nền kinh tế đất nước. Chi phí vận chuyển, viễn thông, điện, nước sinh hoạt… còn cao hơn so với nhiều nước trong khu vực, hạn chế về khả năng cung cấp loại hình dịch vụ thông tin liên lạc, vận chuyển có chất lượng cao. Những tồn tại này làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may, cũng đồng nghĩa với việc giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng.

Trong thời gian tới, việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta cần được chú trọng để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế đất nước. Hệ thống cảng biển và các tuyến giao thông được xây dựng thuận tiện sẽ là một thế mạnh cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường thế giới. Khoảng cách địa lý xa giữa Việt Nam và EU sẽ không còn gây khó khăn lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi hệ thống đường giao thông phát triển và nhiều cảng nước sâu của Việt Nam đi vào hoạt động, cùng với đó là việc mở rộng ngành kinh doanh vận tải của nước ta. Đó là những yếu tố quan trọng giúp hàng dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường EU và các thị trường lớn khác trên thế giới.

Cùng với việc tăng cường công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Hiện nay các quy định, thể chế, thủ tục hải quan ở nước ta thiếu sự nhất quán, thiếu tính ổn định, do vậy chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Để có thể hạn chế và tiến tới xóa bỏ dần các cản trở này, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, dân chủ, hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực. Rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi để hoàn thiện các thủ tục xuất nhập khẩu như xin giấy chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan, thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng… Nhà nước chỉ

đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế các tiêu cực, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ trong bộ máy nhà nước đối với các doanh nghiệp. Nâng cao công tác nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dự án đầu tư của các doanh nghiệp dệt may nhà nước nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng mục tiêu, không lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)