Tăng cường công tác liên doanh, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 83 - 84)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.2.1. Tăng cường công tác liên doanh, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may

của từng tiểu thị trường trong thị trường rộng lớn này là rất cần thiết. Do vậy, hàng năm Nhà nước nên đầu tư một phần kinh phí để đưa cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại các nước thành viên của EU để có điều kiện tham mưu tốt hơn cho các doanh nghiệp khi lựa chọn thị trường và mặt hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp trong các doanh nghiệp dệt may nhà nước, cần phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý đặc biệt là các kỹ năng quản lý hiện đại. Kiên quyết đưa ra khỏi vị trí lãnh đạo đối với những cán bộ kém năng lực, kém phẩm chất.

3.2.2. Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.2.1. Tăng cường công tác liên doanh, liên kết nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng dệt may khẩu hàng dệt may

Trong số các doanh nghiệp may mặc Việt Nam hiện nay, tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại thực hiện xuất khẩu chủ yếu thông qua việc gia công sản phẩm cho nước ngoài. Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất dệt may xuất khẩu chủ yếu thuộc loại vừa và nhỏ, do vậy gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu. Đẩy mạnh sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp có quy mô, tiềm lực chưa cao là một trong những biện pháp quan trọng

nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Cần chú trọng đến hình thức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh: một công ty mẹ với nhiều

công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu tập trung. Thực hiện được liên kết này sẽ giúp tạo công ăn việc làm thường xuyên hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp để giành giật đơn hàng gia công. Việc liên kết này cũng sẽ cho phép gom những lô hàng lớn, đảm bảo được khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng và thời gian khẩn trương của các đơn hàng. Vấn đề quan trọng nhất đối với hình thức liên doanh, liên kết này là tất cả các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra đối với hàng xuất khẩu, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng. Vấn đề phân chia lợi nhuận cũng phải hết sức được chú trọng, vừa để đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ, vừa tạo điều kiện cho công ty mẹ tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, khuếch trương thương hiệu. Với mô hình này, cần phải phát huy thế mạnh của các công ty lớn trong ngành dệt may nước ta, đặc biệt là vai trò của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) trong việc tổ chức và gắn kết hoạt động của các doanh nghiệp thành viên trên nguyên tắc hài hòa về lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp. Hiện nay, Vinatex đang triển khai xây dựng phương án hình thành tập đoàn kinh tế mạnh với công ty mẹ là Vinatex, đồng thời đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa hình thức sở hữu và khai thác các nguồn vốn cho phát triển. Đó là định hướng đúng nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng các phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy để thực sự tạo sự gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa các bộ phận, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trong tập đoàn dệt may Việt Nam. Để thực hiện thành công các chính sách vĩ mô của Nhà nước về phát triển nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, đòi hỏi ngành dệt, ngành may phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và với các ngành trồng bông, trồng dâu, hóa chất… trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện lợi ích của các ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)