- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả
3.2.1.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoạ
đối ngoại
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và tích cực chủ động hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là hết sức cần thiết để phù hợp với các quy định quốc tế. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và trong một số lĩnh vực còn thiếu sự điều chỉnh của luật pháp. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, trong thời gian tới hệ thống pháp luật về kinh tế, thương mại và quản lý xuất nhập khẩu của nước ta cần tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện với những nội dung chủ yếu sau:
Luật Thương mại đã tạo nên khuôn khổ pháp lý ổn định cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải hoàn chỉnh hơn nữa pháp luật thương mại đặc biệt là các văn bản hướng dẫn để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về thương mại quốc tế cần được xây dựng phù hợp với các quy định của WTO. Nhà nước có các quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về hoạt động thương mại cho phù hợp hơn với xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường. Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước nhưng phải tạo môi trường để các cơ sở sản xuất vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hoạt động có hiệu quả trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu để có sự bổ sung, sửa đổi đối với Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nhằm tạo ra sự bình đẳng trong cơ chế, chính sách đối với các chủ thể đầu tư.
Nhà nước khuyến khích nhập khẩu thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, đặc biệt là công nghệ nguồn từ các trung tâm kinh tế lớn
của thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản. Nhà nước cần có chính sách, cơ chế tạo ra các đầu mối thống nhất nhằm hướng dẫn các đơn vị kinh doanh xuất khẩu hoạt động có hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia. Có chính sách tài chính, tiền tệ hợp lý để duy trì tỷ giá hối đoái sao cho các nhà sản xuất trong nước có lợi khi ra bán ở thị trường nước ngoài.
Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Thực hiện chiến lược đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua việc củng cố, tăng cường quan hệ buôn bán với các nước châu á, châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và các khu vực khác. Song song với việc mở rộng thị trường mới cần xây dựng lại và củng cố, phát triển các thị trường truyền thống, chú ý tới những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với Việt Nam, trong đó có thị trường EU.
Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU thì việc củng cố và đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại ở cấp nhà nước giữa Việt Nam và EU là rất quan trọng. Trong thời gian gần đây, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và EU đã có những bước phát triển mới. EU tích cực ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, nhiều tập đoàn sản xuất và kinh doanh của các nước EU vào Việt Nam để đầu tư hoặc tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Các chuyến viếng thăm cấp cao lẫn nhau giữa lãnh đạo Việt Nam và EU cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội quảng bá sản phẩm của mình, trong đó có hàng dệt may với thị trường EU. Trong thời gian tới, việc tiếp tục mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với EU và quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên của EU sẽ là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU. Hơn nữa, nếu chúng ta ký kết sớm được với EU Hiệp định thương mại tương tự như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU còn lớn hơn nhiều so với hiện nay.