Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường EU

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 84 - 86)

- Khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá cả

3.2.2.2. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường EU

trường EU

của WTO, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mức độ cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu hàng dệt may trở nên ngày càng gay gắt. Thị trường hàng dệt may EU là một thị trường rất hấp dẫn nhưng mức độ cạnh tranh cũng rất quyết liệt. Các nước xuất khẩu hàng dệt may nếu muốn duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU thì nhất thiết phải có các biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố chất lượng, giá cả, thương hiệu. Đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU cần thực hiện các yêu cầu đối với sản phẩm của mình như:

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu:

Người tiêu dùng tại các nước EU rất chú trọng đến chất lượng hàng hóa, do vậy việc đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện các biện pháp sau nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào EU:

Thứ nhất: Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên đặt hàng về chất lượng, chủng loại

nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất cho các đơn hàng phải có chất lượng như hàng mẫu đã được đối tác chấp nhận. Thực hiện đúng các yêu cầu về quy cách kỹ thuật, nhãn mác, đóng gói bao bì như đã thỏa thuận, tuân thủ các quy định của luật pháp EU về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường, lao động.

Thứ hai: Kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng nguyên phụ liệu dùng để sản

xuất hàng may mặc xuất khẩu. Lựa chọn các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín, có mối quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài với doanh nghiệp, đảm bảo việc cung ứng đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng và đáp ứng được yêu cầu thời gian giao hàng. Chú trọng đầu tư cho công tác bảo quản nguyên phụ liệu, không để nguyên phụ liệu xuống phẩm cấp.

Thứ ba: Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý, chú trọng đến việc áp dụng các

tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 để làm cơ sở cho việc thâm nhập vào thị trường EU. Mọi sản phẩm may mặc xuất khẩu của các doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm tra qua các hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế. Qui hoạch, củng cố và phát triển các dây chuyền sản xuất riêng các mặt hàng dệt may dành cho thị trường EU. Các doanh nghiệp may mặc, tùy điều kiện và chiến lược phát triển sản phẩm của mình để đầu tư một số dây chuyền

mới, hiện đại để đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và ổn định, đáp ứng yêu cầu và thị hiếu của thị trường EU.

- Có các biện pháp giảm chi phí sản xuất nhằm duy trì khả năng cạnh tranh về giá:

Khả năng cạnh tranh về giá trong những năm tới vẫn là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU. Tuy nhiên, trong những năm tới giá nhân công trong sản xuất hàng dệt may nước ta chắc chắn sẽ tăng lên, do vậy để duy trì khả năng cạnh tranh về giá thì biện pháp quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp là phải tiết kiệm các chi phí khác ngoài tiền công. Phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý về chi phí lao động trong chi phí đơn vị sản phẩm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng lương để cải thiện đời sống người lao động với việc nâng cao năng suất lao động nhằm hạ giá thành sản phẩm. Tìm kiếm các nguồn cung ứng về nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng mà trong nước sản xuất được và giá rẻ hơn giá hàng nhập khẩu. Thực hiện tiết giảm các chi phí không cần thiết như lễ tết, hội họp... để giảm chi phí sản xuất.

- Đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng hạn:

Giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất quan trọng đối với hàng dệt may xuất khẩu, bởi vì sản phẩm dệt may phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ và phù hợp với xu hướng thời trang. Hơn nữa, trong thương mại quốc tế ngày nay, việc giao hàng đúng thời hạn là một yếu tố quan trọng khẳng định uy tín của doanh nghiệp đối với các đối tác nước ngoài. Nếu không giao hàng đúng hạn, doanh nghiệp không những bị phạt vì vi phạm hợp đồng mà rất có thể còn mất luôn cả đối tác làm ăn trong tương lai. Doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải chủ động trong kế hoạch sản xuất, đảm bảo đầy đủ số lượng hàng hóa theo hợp đồng khi đến kỳ giao hàng; chủ động trong việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa và có các phương án thuê phương tiện vận tải thích hợp để đáp ứng yêu cầu giao hàng đúng hạn khi xuất khẩu hàng sang EU.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay pot (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)