Tiếp tục đầu tư hoàn thiện dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất Giấy vở và bút viết như: thiết bị làm bìa và ruột sổ trung và cao cấp, thiết bị trang trí thân bút máy, thay thế 4-5 máy in 02 màu
- Đầu tư thêm phương tiện vận tải
- Đầu tư và hoàn thiện hệ thống mạng máy tính tại cơ sở II để vận hành có hiệu quả phần mềm hạch toán sản xuất của các nhà máy, tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ
thống phần mềm toàn công ty.
- Tổng chi phí đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ đồng
3.1.1.2.Công tác kỹ thuật:
Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, giảm tối đa tỷ lệ phế phẩm trên dây chuyền. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho, trong quá trình lưu kho, đảm bảo giữ vững uy tín thương hiệu Hồng Hà.
Rà soát lại toàn bộ định mức các vật tư chính và phụ trong công ty, phù hợp với khả năng công nghệ và tay nghề người lao động, nhằm tiết kiệm nguyên liệu vật tư, tăng khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm. Đây là việc cần làm thường xuyên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chú trọng đào tạo mới và đào tạo lại cho lực lượng cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực để giải quyết triệt để các phát sinh trong quá trình sản xuất và kịp thời làm chủ thiết bị đầu tư mới
3.1.1.3. Công tác tài chính:
- Tập trung đủ nguồn vốn cho dự án 25 Lý Thường Kiệt, các dự án trong kế hoạch đầu tư năm 2008 và dự án di dời nốt toàn bộ các đơn vị của công ty sang cơ sở II Cầu Đuống.
- Tăng cường năng lực tài chính bằng các biện pháp như tăng vòng quay vốn, nâng mức hạn ngạch vay với các ngân hàng.
- Đảm bảo tính đúng đắn của công tác tài chính, phù hợp với pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3.1.1.4. Công tác tiêu thụ:
Đây là khâu quan trọng bậc nhất quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường như công ty CP VPP Hồng Hà. Vì vậy, cần nghiên cứu và triển khai nhanh các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục tuyển dụng bổ sung cán bộ quản lý có năng lực cho khối thị trường - Tổ chức khảo sát, hoàn thiện hệ thống phân phối tại miền Trung, miền Nam - Chuẩn bị địa điểm hoạt động mới cho Trung tâm Thương mại đồng bộ với việc triển khai dự án tại 25 Lý Thường Kiệt, tiếp tục hình thức mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty và kết hợp với hệ thống đại lý toàn quốc, xây dựng
tiêu chuẩn về trang trí, trưng bày và tổ chức bán hàng.
- Định hướng chuyên biệt hoá sản phẩm Hồng Hà cho các nhà phân phối.
- Nâng độ phủ và tỷ trọng của các sản phẩm trong hệ thống kênh phân phối. Tập trung tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Quan tâm phát triển hệ thống đại lý tại thị trường miền Trung, miền Nam
- Phát triển thêm mặt hàng vào hệ thống trường học (không chỉ riêng sản phẩm giấy vở).
- Thiết lập kênh bán hàng khuyến mại, quà tặng.
- Điều chỉnh quy chế bán hàng, khuyến khích những đại lý hoàn thành chỉ tiêu từng tháng, quý, năm nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch toàn công ty
- Triển khai hệ thống khay, kệ trưng bày sản phẩm hỗ trợ các điểm bán hàng. - Tập trung ngân sách hợp lý cho quảng cáo, truyền hình và các chương trình tài trợ chủ đạo, nhằm định vị rõ hơn thương hiệu Hồng hà và tăng doanh số thời điểm mùa vụ.
3.2 Chiến lược phát triển sản phẩm của công ty trong những năm tới. tới.
Chiến lược phát triển xuyên suốt đến năm 2010 của công ty Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm, đồng thời phát triển thêm những khả năng kinh doanh khác:
- Không ngừng đa dạng hoá ngành hàng, đa phương hoá nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để đẩy thương hiệu Hồng hà lên một tầm cao mới.
- Tận dụng lợi thế về đất đai rộng lớn với nhiều vị trí ngày càng thuận lợi cho việc kinh doanh phi sản xuất. Gấp rút hoàn thành nốt các thủ tục để có thể khởi công Toà nhà 25 Lý Thường Kiệt vào quý II -2008
- Căn cứ công văn số 191/UB-NNDC ngày 16/01/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thoả thuận sử dụng đất tại 25 Lý Thường Kiệt và số 94 Lò Đúc; Công văn số 4230/STNMT&NĐ-ĐKTK ngày 13/10/2006 hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ sử dụng đất tại ô số 10 khu 94 Lò Đúc cho Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông năm 2008 thông qua chủ trương “Nghiên cứu triển khai Dự án đầu tư xây dựng ô số 10, khu 94 phố Lò Đúc, Hà Nội”
nhằm khai thác và tận dụng lợi thế, nghiên cứu triển khai dự án, sớm đưa công trình vào sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi ích cho các cổ đông
- Phấn đấu tới năm 2010 đạt doanh thu 339 tỷ, với lợi nhuận trước thuế ước tính 14 tỷ đồng, cổ tức đạt 15%
- Chú trọng phát triển thị trường ngoài nước bằng cách tăng cường đầu tư trang thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực có trình độ, có sức khoẻ để xuất khẩu trở thành một thế mạnh của Hồng hà trên bình diện cả nước.
Ngay từ khi tiến hành cổ phần hoá ban lãnh đạo công ty cũng đã đặt ra mục tiêu là: trở thành công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp văn phòng phẩm, công ty đã và đang tiếp tục mở rộng tiêu thụ sản phẩm trong toàn quốc và xuất khẩu theo phương châm:
−Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ hàm chứa yếu tố trách nhiệm xã hội và thoả mãn nhu cầu;
−Không ngừng đầu tư cho thương hiệu, xây dựng đặc trưng cho thương hiệu, chú trọng đầu tư cải tiến công nghệ theo xu hướng gia tăng giá trị sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị phần nhiều nhất với hiệu quả cao nhất;
−Đảm bảo mọi nhân viên của công ty được đào tạo không chỉ hoàn thành công việc được giao mà còn phát huy sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm cho công ty;
−Công ty coi các nhà cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm, các nhà phân phối là bộ phận liên kết lâu dài của công ty để đảm bảo tính tăng trưởng và độ bền vững.
Để cụ thể hoá mục tiêu trên công ty tập trung phát triển theo các hướng: thị trường; sản phẩm; giá cả.
3.2.1 Thị trường
Duy trì và phát huy hiệu quả thị trườn hiện tại, khai thác và phát triển thị trường tiềm năng.
Thực hiện các chiến dịch Marketing ngắn nhằm phân vùng thị trường, xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng…nhằm khai thác triệt để nhu cầu của từng vùng khách hàng này, loại bỏ những nhân tố hạn chế về sản phẩm, giá cả…trên nhiều phương diện để nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững và chiếm thị phần phát triển thị
trường bằng nhiều cách. Tạo thế ổn định, bền vững và tính trung thành của các khách hàng trong kênh phân phối. Thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống đại lỹ cấp II, từng bước xây dựng và phát triển hệ thốn đại lý cấp III một cách hiệu quả.
Giữ vững và phát triển thị trường miền Bắc, nỗ lực xây dựng thị trường miền Trung, miền Nam. Bằng cách nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng tâm, thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng nhằm xây dựng một số dòng sản phẩm làm mũi nhọn đáp ứng thị hiếu cho từng khu vực thị trường để từng bước chiếm thị phần tiêu thụ. Thị trường Hà Nội tiếp tục hoàn thiện kênh phân phối và tăng cường khuyếch trương bán lẻ tại trung tâm các quận, khu vực đông dân cư. Thực hiện chiến lược tấn công làm tốt thị trường các quận mới thành lập và các huyện, ngoại thành, vùng ven.
Tìm kiếm các nhà phân phối ra thị trường nước ngoài.
3.2.2 Sản phẩm
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm kết hợp với tiếp thị định hướng thị trường. Trên cơ sở xác định được nhu cầu thị trường và mong muốn của các thị trường mục tiêu để từ đó không chỉ đưa ra được những sản phẩm thoả mãn yêu cầu của thị trường mà còn thoả mãn một cách tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đây cũng là điểm nhấn nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu bán hàng.
Quy hoạch lại các dòng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mang tính chủ lực cho khâu tiêu thụ theo tiêu chí dẽ nhớ và tiện lợi cho người tiêu dùng. Vòng đời đối với một sản phẩm từ khi ra đời đến khi chấm dứt trải qua các giai đoạn: Triển khai sản phẩm - giới thiệu thị trường bán hàng – tăng trưởng – chín mồi và suy thoái. Cho nên việc quy hoạch lại dòng sản phẩm của công ty là điều rất cần thiết, nhất là dòng sản phẩm vở chu kỳ sống của một sản phẩm ngắn hơn.
Tiếp tục tạo dựng thế dẫn đầu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và liên tục tung ra các sản phẩm mẫu mã mới (nhất là các sản phẩm vở, sổ), duy trì và tạo sực hấp dẫn cho thị trường tiêu thụ bằng những sản phẩm có tính năng cao hơn, đáng tin cậy hơn, hình thức độc đáo hơn và hàm chứa yếu tố trách nhiệm xã hội.
như việc tập trung hướng tới các sản phẩm balo, túi cặp, đồng phục học sinh.
Đảm bảo không đưa ra thị trường, những sản phẩm lỗi không sử dụng được, nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
3.2.3 Giá cả
Giá cả sản phẩm phải hàm chứa yếu tố gia tăng và có được sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng, cụ thể là phải cân đối lại giá bán sản phẩm cho đủ chi phí và xây dựng giá bán hợp lý cho cả nhà bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng, để tạo tâm lý ổn định, tiện lợi cho thị trường tiêu thụ. Việc xây dựng giá bán hợp lý không đơn giản chỉ là việc tính toán về nghiệp vụ theo những con số, mà giờ đây khi tính giá bán cần có sự sáng tạo và sự hiểu biết về nhu cầu thị hiếu và động cơ người mua hàng… những yếu tổ này cộng hưởng vào quá trình tính giá sẽ giúp cho việc định giá bán được khả thi và có hiệu quả. Đây là một trong những đòn bẩy giúp cho công tác tiếp thị tiêu thụ có hiệu quả.
3.2.4 Quản lý và phát triển thương hiệu
Trên cơ sở mô hình tổ chức mới, người lao động là người chủ doanh nghiệp. công ty sẽ tập trung đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp, trẻ hoá đội ngũ lao động trực tiếp và cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống chính sách về lương, thưởng phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn mới và phù hợp với nguyện vọng của người lao động. Thúc đẩy và khuyến khích người lao động nâng cao trách nhiệm của mình trong sản xuất gắn với chất lượng của sản phẩm.
- Nâng cao trình độ về thiết kế, bảo hộ nhãn hiệu cho cán bộ phụ trách thương hiệu. - Tăng cường đội ngũ nhân viên tiếp thị có trình độ nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt, nhiệt tình, năng động cho thị trường. Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ bán hàng.
- Triệt để tiết kiệm từ các khâu, công đoạn của quy trình sản xuất, khuyến khích sáng tạo cải thiện chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất…