Thực hiện giải pháp này nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo và phát triển kinh tế xã hội, động viên tối đa các nguồn lực, từng bước hình thành sự phân công phối hợp trong tổ chức sản xuất, đào tạo và sử dụng lao động, khai thác tài nguyên... Hình thành cơ chế phối hợp trong quản lý tạo điều kiện tốt cho kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phát triển. Thực hiện sự chỉ đạo từ tỉnh xuống cơ sở phải có sự kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các quy định, chỉ thị một cách thường xuyên. Các ban ngành có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngành tài chính, ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi và kịp thời cho dân vay vốn nuôi trồng thủy sản. UBND các huyện, các xã tổ chức và thực hiện tốt việc giao mặt nước cho ngư dân nuôi trồng thủy sản. Tăng cường kinh phí cho hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Xử lý nghiêm minh những vụ vi phạm khai thác nguồn lợi thủy sản, tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt kết hợp "luật" và "lệ" trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kiểm soát ngư cụ đánh bắt. Thực hiện phân chia mặt nước để quản lý. Muốn quản lý tốt, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành
các cấp cần có các điều kiện, phương tiện trong hoạt động. Vì vậy phải có nguồn kinh phí để công tác này thực hiện liên tục có hiệu quả.
Kết luận
Chuyển từ nền kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hóa là một quá trình phát triển theo quy luật của lịch sử. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định phải chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng XHCN là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. Hiện nay ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau nền kinh tế có xu hướng phát triển chậm và có mặt giảm sút. Khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực để tạo động lực ngày càng lớn. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế phát huy lợi thế so sánh, mở rộng nhiều hình thức thu hút vốn trong nước cũng như từ bên ngoài.
Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế là một tiểu vùng kinh tế so với các vùng kinh tế lớn của cả nước, nhưng với diện tích 22.000 ha vùng này lại là vùng lớn nhất khu vực Đông Nam á, là vùng có điều kiện tự nhiên, có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn lợi thủy sản phong phú. Đây là các tiềm năng cơ bản nếu khai thác tốt sẽ trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và vùng đầm phá nói riêng.
Trong thời gian tới để kinh tế vùng đầm phá phát triển thực sự trở thành vùng kinh tế trọng điểm, đòi hỏi phải có sự quy hoạch tổng thể, đầu tư cải tạo đầm phá, thực hiện tốt công tác thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Đẩy mạnh sản xuất giống, thức ăn, tổ chức tốt công tác thu mua chế biến thúc đẩy sản phẩm trọng điểm phát triển mạnh tạo điều kiện cho phát triển kinh tế toàn vùng. Các nhà lãnh đạo phải tìm cho vùng các bước đi thích hợp phù hợp với điều kiện của vùng trên cơ sở khai thác triệt để các tiềm năng và lợi thế. Từng bước khắc phục khó khăn nhằm tạo ra các điều kiện, môi trường thuận lợi để kinh tế hàng hóa của vùng tiếp tục phát triển góp phần xây dựng nền kinh tế của tỉnh ngày càng vững mạnh. Thực hiện sự nghiệp chung của đất nước với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, theo chúng tôi, muốn phát triển kinh tế vùng đầm phá thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả đề nghị tỉnh cũng như Trung ương nghiên cứu:
Xây dựng một cơ chế đặc thù cho vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế, có thể giống như đặc khu kinh tế Phú Quốc - Hà Tiên (Kiên Giang).
Quản lý vùng đầm phá theo phương pháp tự quản của ngư dân thông qua việc đấu thầu nộp thuế cho Nhà nước. Chính phủ thực hiện miễn thuế trong 5 năm đầu giúp ngư dân tự làm chủ, khôi phục nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái dài hạn như thời kỳ Pháp, Mỹ đã làm.
Thừa Thiên - Huế thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở mức thấp. Sau trận lụt thế kỷ đầu tư nước ngoài bị dừng lại, các nhà đầu tư không dám đầu tư. Vùng đầm phá chưa có đầu tư nước ngoài vào để nuôi nuôi trồng thủy sản, vì vậy Nhà nước cần nghiên cứu tìm giải pháp để thu hút vốn đầu tư cho vùng.
Cuối cùng là giải pháp bao tiêu sản phẩm, người lao động cần được bảo vệ lợi ích trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất có lãi mới đảm bảo việc làm ổn định lâu dài. Do đó, Nhà nước cần cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, có giải pháp giúp người làm nghề nuôi trồng thủy sản tiêu thụ được sản phẩm đúng với giá trị kinh tế của nó.
Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Báo Nhân dân ngày 30-3-2000, Kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội
nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
[2]. Báo Thừa Thiên - Huế ngày 25, 26, 27 tháng 1-2000, Nghị quyết hội nghị lần thứ
14 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2000.
[3]. Nguyễn Quang Vinh Bình, Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang. Nxb Thuận Hóa, 1996.
[4]. Bộ khoa học công nghệ - môi trường - Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia - Bộ thủy lợi, Báo cáo Hội thảo khoa học về đầm phá Thừa Thiên - Huế -
Hải Phòng, 1994.
[5]. Bộ Thủy sản, Đề án phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã thủy sản trong những
năm 1998-2005. Ban hành kèm theo quyết định số 2959-1998/QĐ-BTS.
[6]. Bộ Thủy sản, Một số văn bản của Nhà nước và của ngành phục vụ công tác khuyến ngư. Nxb Nông nghiệp, 1995.
[7]. Bộ Thủy sản, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản 1991-1995. Phương hướng, mục
tiêu, giải pháp thực hiện chiến lược nuôi trồng thủy sản 1996-2010, H., 1996.
[8]. Nguyễn Sinh Cúc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Việt Nam là một đòi
hỏi bức bách hiện nay,Tạp chí Cộng sản, số 14, tháng 7 năm 1998.
[9]. Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 2 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
[10]. Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Khái quát về hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang, năm 1999.
[11]. Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Những điều cần biết về bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản. Nxb Nông nghiệp, 1995.
[13]. Cục Thống kê Thừa Thiên - Huế, Niên giám thống kê, 1998.
[14]. Công Văn Dị, Hộ sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt và kinh doanh hải sản ở vùng ven
biển Thái Bình: Hiệu quả kinh tế và con đường phát triển. Tạp chí Nghiên cứu kinh
tế, số 222, tháng 11-1996.
[15]. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Tác động xã hội của cải cách kinh tế đối với sự phát triển vùng. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1998.
[16]. Đại học Huế, Báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn I (1995-1997) - Dự án nghiên
cứu quản lý nguồn lợi sinh học đầm phá Tam Giang.
[17]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Sự thật, H., 1991.
[18]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1996.
[19]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Dự thảo các văn kiện trình Đại hội IX của Đảng tháng 7
năm 2000.
[20]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1998.
[21]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1993.
[22]. Nguyễn Điền, Kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển nước ta. Tạp chí Thông tin lý luận, 1-2000.
[23]. Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Văn Huân - Nguyễn Thanh Cử, Phát triển kinh tế vùng - lý luận và thực tiễn. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 238, tháng 3/1998.
[24]. Lâm Quang Huyên, Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Nxb Khoa học - xã hội, 1995.
[25]. Nguyễn Đình Kháng, Vũ Văn Phúc, Những nhận thức kinh tế chính trị trong giai đoạn đổi mới ở Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1998.
[26]. Nguyễn Văn Kỷ, Phát triển nông nghiệp hàng hóa từ thực tiễn An Giang, trong sách "Những vấn đề kinh tế phục vụ Đại hội VIII của Đảng", Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1995.
[27]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974. [28]. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 3. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976.
[29]. C.Mác, Tư bản, tập thứ nhất, quyển I, phần I. Nxb Sự thật, H., 1988. [30]. C.Mác, Tư bản, quyển I, tập II. Nxb Sự thật, H., 1975.
[31]. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1996.
[32]. Phan Thanh Phố (chủ biên), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở
Việt Nam, Nxb Giáo dục, H., 1996.
[33]. Nguyễn Đình Phan, Về môi trường thể chế nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ
và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1997.
[34]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1990 và định hướng kế hoạch năm 1991.
[35]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1995 và định hướng kế hoạch năm 1996.
[36]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1996 và định hướng kế hoạch năm 1997.
[37]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1997 và định hướng kế hoạch năm 1998.
[38]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1998 và định hướng kế hoạch năm 1999.
[39]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh năm 1999 và định hướng kế hoạch năm 2000.
[40]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Hội
[41]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Huế, tháng 7 năm 2000.
[42]. Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế, Báo cáo sơ kết một năm triển khai thực hiện chỉ thị
01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
[43]. Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân, Nghiên cứu chính sách
xã hội nông thôn Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1996.
[44]. Thông tin những vấn đề lý luận phục vụ cán bộ lãnh đạo, số 21 năm 1998, Kinh tế
Việt Nam trước thế kỷ XXI cơ hội và thách thức.
[45]. Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20-10-1998 về phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá Thừa Thiên - Huế giai đoạn 1998 - 2005.
[46]. Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Thừa Thiên - Huế (khóa XI) tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Huế tháng 8
năm 2000.
[47]. Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên -
Huế khóa XI. Nxb Thuận Hóa, 1996.
[48]. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê nông - lâm - thủy sản Việt Nam 1990 - 1998
và dự báo năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội, 1999.
[49]. Trung tâm Thông tin tư liệu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nông thôn
Việt Nam sau mười năm đổi mới. Thông tin chuyên đề, số 8 năm 1996.
[50]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quyết định số 1577 QĐ/UBND ngày 12-7-1995 về việc ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
[51]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế - Sở Khoa học công nghệ môi trường - Văn phòng đầm phá, Luận chứng bảo vệ tự nhiên đất ngập nước đầm phá Tam Giam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế, 1998.
[52]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế - Sở Khoa học công nghệ môi trường, Báo cáo hiện
[53]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế - Sở Khoa học công nghệ môi trường - Văn phòng đầm phá và vùng Nord - Pasde Calais (Pháp), Hội thảo tổng kết giai đoạn I dự án
hợp tác nghiên cứu về đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế. Huế, 1999.
[54]. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế - Sở Thủy sản, Tổng quan phát triển kinh tế thủy sản
tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 1995 - 2010. Huế, 1995.
[55]. Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ - Trung tâm hỗ trợ Khoa học và công nghệ phát triển nông thôn, Phát triển kinh tế xã hội vùng gò
đồi Bắc Trung Bộ. Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1999.
[56]. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Chính sách cơ cấu vùng kinh nghiệm
phụ lục Phụ lục 1: Danh mục các dự án chính năm 2001 - 2005 Tên dự án Quy mô đầu tư công suất thiết kế Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Nguồn vốn dự kiến I Nuôi trồng thủy sản 221.000
1 Dự án quy hoạch nuôi trồng thủy sản đầm phá
6.000 ODA
2 Dự án xây dựng hệ thống thủy lợi cấp nước phát triển nuôi trồng thủy sản ở các vùng trọng điểm
6.000 Vốn ngân sách 3 Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản kết
hợp định canh định cư 700 ha, 1400 hộ 74.000 Ngân sách + tín dụng 4 Dự án nuôi tôm công nghiệp ở các
vùng trọng điểm
700 ha 120.000 Tín dụng
5 Xây dựng trung tâm giống thủy sản 3.000 Ngân sách 6 Dự án xây dựng nhà máy sản xuất
thức ăn nuôi tôm
3.000 tấn/năm
12.000 Tín dụng hoặc FDI