Xây dựng cơ chế chính sách cho kinh tế hàng hóa vùng phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 76 - 80)

Giải pháp tạo điều kiện môi trường cho kinh tế hàng hóa vùng đầm phá phát triển là phải xây dựng được cơ chế chính sách. Phát huy nội lực tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất nhằm ngăn chặn sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế, khuyến khích đổi mới thiết bị công nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài tạo điều kiện cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển các ngành hàng, mặt hàng có lợi thế cạnh tranh thông qua việc phát huy sức mạnh tổng hợp của Trung ương- địa phương và của nhân dân cho phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá.

+ Đối với chính sách vốn: Các giải pháp cho chính sách này là xây dựng chính sách cho vay vốn theo các mô hình nuôi trồng thủy sản: mô hình nuôi công nghiệp, nuôi bán thâm canh, thâm canh... để từ đó tính toán định mức cho vay theo mô hình là bao nhiêu từ các nguồn: ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, từ quỹ tín dụng, từ các tổ chức xã hội... kêu gọi các nguồn vốn ODA - FDI đầu tư vào vùng đầm phá. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để tạo vốn, liên kết giữa các địa phương, các ngành, các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức nhằm khai thác đúng đắn hợp lý vốn, công sức, quỹ thời gian, vốn vật chất từ các cộng đồng dân cư. Các hộ gia đình phải biết tiết kiệm sử dụng lao động và tiền vốn của mình để phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, tiến tới thành lập nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản có chính sách thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường. Nhà nước cần tập trung nguồn vốn từ ngân sách quốc gia theo chương trình với một tỷ lệ thích đáng thực hiện những dự án trọng điểm về nuôi trồng thủy sản và kết hợp định canh định cư.

+ Giải pháp về thị trường sản phẩm: Sản xuất kinh doanh vùng đầm phá đại đa số

các xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên còn gặp rất nhiều khó khăn trên mọi lĩnh vực hoạt động. Cách xa trung tâm thành phố, vì vậy giá bán sản phẩm thấp, giá mua giống, thức ăn cao. Điều đó cho thấy giá cả không có lợi cho ngư dân nuôi trồng thủy sản làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của ngư dân. Để khắc phục tình trạng này cùng với việc xây dựng chiến lược sản xuất, chế biến sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường. Cần tổ chức nghiên cứu để có chính sách thị trường thích hợp. Xác lập các loại hình tổ chức, hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, bằng cách hình thành những hợp đồng sản xuất và bao tiêu lớn, tạo điều kiện cho các hộ, các đơn vị sản xuất kinh doanh hạn chế mức độ thiệt hại. Có chính sách tạo điều kiện nâng cấp hệ thống đường liên thôn liên xã, cải tạo chợ nông thôn, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thuận lợi, thị trường hàng hóa phát triển.

+ Giải pháp về chính sách khoa học kỹ thuật và công nghệ: Chính sách về khoa

học công nghệ của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế phải lấy việc ứng dụng công nghệ là chính. Trong đó tập trung vào công nghệ sinh học. Nhà nước và tỉnh cần dành một phần ngân sách cho các công trình nghiên cứu về đầm phá. Nâng cao chất lượng của hoạt động khoa học công nghệ môi trường, có nội dung đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tế và

giải quyết được những khó khăn nảy sinh trong đời sống. Gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất, tuyên truyền giáo dục đưa khoa học công nghệ đến với ngư dân áp dụng vào nuôi trồng thủy sản. Đồng thời phải làm cho người sản xuất tìm đến với khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngư dân biết chọn lọc, tìm giống cho phù hợp... tạo năng suất cao. Phải tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình khuyến ngư để triển khai nhân rộng trên toàn vùng. Có chính sách thỏa đáng tạo sự hấp dẫn thu hút cán bộ nghiên cứu khoa học của ngành về tỉnh, thu hút cán bộ tận tụy, say sưa nghiên cứu vùng đầm phá. Có chính sách sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ đang nghiên cứu cho vùng. Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ nghiên cứu khoa học cho vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế. Có chính sách đổi mới nội dung, hình thức hoạt động thông tin phổ cập kiến thức khoa học và kinh nghiệm sản xuất cũng như quản lý làm cho người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hiện. Chú trọng các hình thức phổ biến kiến thức kinh nghiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn kỹ thuật bằng tài liệu, bằng trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực tế, tổ chức hội thảo... nhằm chuyển giao công nghệ nhanh chóng.

+ Giải pháp về chính sách nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra trong chương trình phát triển khoa học công nghệ. Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh như văn kiện Đại hội VIII đã nêu. Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế hiện tại trình độ dân trí còn thấp lao động qua đào tạo còn quá ít, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian tới phải thực hiện đào tạo nâng cao trình độ dân trí bằng nhiều hình thức. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học và công nghệ cho các hộ ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý ở địa phương. Có chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác khuyến ngư và cán bộ bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Có các biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển: Trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo do trình độ phát triển lực lượng sản xuất của vùng vẫn còn thấp do vậy cần chú trọng phát triển các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư nhân, hợp tác cho phù hợp, khuyến khích kinh tế hộ phát triển sớm hình thành kinh tế trang trại. Trong quá trình phát triển cần có sự định hướng giúp đỡ của kinh tế nhà nước để các thành phần đi theo định hướng XHCN. Đồng thời có chính sách hỗ trợ về vốn và kinh nghiệm đối với các hộ nghèo gặp khó khăn, cần có sự giúp đỡ của các tổ hợp, các nghiệp đoàn trong nuôi trồng thủy sản để từng bước đi vào làm ăn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo luật hợp tác xã. Đổi mới hệ thống doanh nghiệp thủy sản hoạt động trong cả lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến, làm đầu mối liên doanh với các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế ngoài tỉnh, liên doanh hợp tác với nước ngoài. Tích cực hỗ trợ định hướng cho các thành phần kinh tế khác thông qua nhiều hình thức liên kết, liên doanh, đóng cổ phần, hình thành các tổ chức sản xuất kinh doanh kiểu hiệp hội.

+ Chính sách sử dụng đất: Thi hành luật đất đai và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai về giao đất, mặt nước cho các hộ nuôi trồng thủy sản thời gian 20 năm với đủ 5 quyền sử dụng đất: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Trong thời gian 20 năm mức hạn điền là 20 ha, trên mức hạn điền vẫn được tiếp tục sử dụng và phải nộp thuế bổ sung cho phần vượt mức hạn điền theo quy định của pháp luật. Thời gian sử dụng đất vượt mức hạn điền là 10 năm. Đổi mới công tác kế hoạch hóa theo quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống quản lý nối liền các khâu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Xây dựng quy chế thực hiện chính sách thuế của nhà nước theo hướng khuyến khích nghề nuôi trồng phát triển.

+ Chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thực hiện theo Pháp lệnh "Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản" tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi một cách nghiêm ngặt, chống đánh bắt mang tính hủy diệt thi hành nghiêm chỉnh Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng chất nổ, xung điện để khai thác. Hạn chế và nghiêm cấm một số nghề khai thác đã được ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào danh mục nghề cấm. Tiếp tục tổ chức điều tra nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang để xác định trữ lượng và phương thức sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản. Tăng cường công tác tuyên

truyền giáo dục cho nhân dân nhận thức trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng. Xây dựng mô hình tự bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngư dân.

+ Chính sách xã hội: Thực hiện đồng bộ và lồng ghép các chương trình xóa đói

giảm nghèo sát với từng địa phương. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Quan tâm những người già neo đơn, người tàn tật, kịp thời cứu trợ xã hội cho những người gặp hoàn cảnh rủi ro. Hình thành và sử dụng tốt các quỹ bảo trợ xã hội ở địa phương. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 76 - 80)