Thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 43 - 44)

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta sự tồn tại của các thành phần kinh tế là tất yếu khách quan. Do trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất ở các vùng, các ngành khác nhau. Vì vậy còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại 5 thành phần kinh tế đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác,

kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân. Thực hiện nghị quyết của Đảng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế vùng đầm phá tiếp tục được giải phóng khai thác tiềm năng vốn có của vùng để phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua nghề thủy sản nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hình thức hợp tác mới bước đầu hình thành trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Toàn tỉnh hiện có 60 tập đoàn đánh cá, 37 hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Trong nuôi trồng thủy sản đã hình thành hàng trăm tổ hợp nuôi tôm, nghiệp đoàn nuôi tôm góp vốn góp sức để đầu tư sản xuất. Nhờ vậy đã tạo điều kiện hợp tác và thúc đẩy sản xuất phát triển. Doanh nghiệp nhà nước có 2 công ty nuôi trồng

thủy sản,

3 công ty chế biến, 1 xí nghiệp đóng tàu thuyền; 1 trung tâm tôm giống (Thuận An đang bị hư hỏng 90% chưa khôi phục được). Các doanh nghiệp này đang được sắp xếp lại theo hướng hợp lý hóa trong sản xuất. Nhờ có nhiều nỗ lực và biện pháp năng động thích ứng với cơ chế thị trường các doanh nghiệp tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 44/CP của chính phủ còn chuyển biến chậm. Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động công ích để đảm trách nhiệm vụ là trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cho nghề thủy sản chưa được triển khai kịp thời.

Kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình phát triển hầu hết trong các ngành nghề có quy mô nhỏ và phù hợp với tính chất sản xuất như các nghề: khai thác ven bờ, nuôi trồng thủy sản, chế biến sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa. Kinh tế hộ phát triển nhưng hiện nay chưa hình thành các trang trại kinh tế vùng đầm phá.

Kinh tế tư nhân có một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Đài Loan chế biến thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu ở khâu thu mua gia công chế biến thủy sản xuất khẩu, trang bị dụng cụ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đến nơi tiêu thụ, đóng góp đáng kể trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy đã nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm. Một số tư nhân có vốn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, thực hiện hợp tác liên doanh tạo ra những mô hình mới trong sản xuất thủy sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)