Phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình kinh tế để khai thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh vùng đầm phá Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 64 - 67)

- Phải tìm được điểm đột phá để phát triển kinh tế

3.1.1.Phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình kinh tế để khai thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh vùng đầm phá Thừa Thiên Huế

thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu "từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp" [18, 80].

Để đạt được mục tiêu này nhiệm vụ của nhân dân ta là phải tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ vượt qua những khó khăn thử thách để tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nhằm phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của các thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao. Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước. Phát huy khả năng của kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân để thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đồng thời để hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VIII đã nêu "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế" [20, 54].

Nghị quyết Trung ương 6 (lần 1) khóa VIII, Nghị định của chính phủ về kinh tế trang trại đã nêu rõ vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, khai thác tiềm năng trong dân cư, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm sản phẩm hàng hóa.

Đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong các nhiệm kỳ của đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X, XI đã xác định thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh và có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần theo đúng pháp luật. Năm 2000 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm (1996 - 2000), là năm toàn tỉnh đứng trước những thách thức to lớn, toàn diện để khắc phục hậu quả nặng nề do cơn lũ lụt lịch sử gây ra. Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ khóa XI ngày 7/1/2000 đã đề ra mục tiêu: "Huy động cao nhất mọi nguồn lực để vừa khôi phục nhanh những thiệt hại trong lũ lụt vừa bảo đảm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân với nhịp độ cao không để tụt hậu về kinh tế - xã hội. Bảo đảm ổn định chính trị xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh tạo thế và lực mới cho sự phát triển vững chắc vào đầu thế kỷ XXI" [2, 2].

Nghị quyết cũng đã nêu rõ việc khắc phục hậu quả bão lụt khôi phục lại diện tích nuôi trồng thủy sản để tiếp tục phát triển sản xuất. Căn cứ vào nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế thủy sản trong những năm vừa qua Sở Thủy sản đã xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 với mục tiêu: huy động mọi nguồn lực cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển kinh tế thủy sản nhằm khai thác tiềm năng vùng biển, vùng đầm phá. Tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn ven biển đầm phá. Xây dựng ngành thủy sản thực sự trở thành ngành mũi nhọn, xây dựng vùng đầm phá thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 gấp hai lần so với năm 2000. Nâng mức thu nhập bình quân đầu người vùng đầm phá lên 450 USD/năm vào năm 2005. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư trên đầm phá góp phần bảo vệ môi trường sinh thái vùng đầm phá.

Xuất phát từ quan điểm chung của Đảng, của ngành, của tỉnh trong phát triển kinh tế, để khai thác thế mạnh toàn diện theo lợi thế so sánh của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế, quan điểm phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình kinh tế là đối với doanh nghiệp nhà nước cần tiếp tục củng cố, sắp xếp lại trong doanh nghiệp chế biến và

nuôi trồng thủy sản theo hướng tinh gọn hướng vào nhiệm vụ xuất khẩu là chủ yếu. Thực hiện cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Doanh nghiệp (xí nghiệp) nuôi ươm tôm giống chuyển sang hoạt động công ích nhằm cung cấp giống cho nuôi trồng thủy sản thực hiện chương trình khuyến nông. Thực hiện liên doanh liên kết kêu gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào đổi mới công nghệ chế biến, liên doanh giữa chế biến với nuôi trồng thủy sản tạo nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh và rộng khắp các hình thức kinh tế hợp tác trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Phát triển các tổ hợp nuôi tôm thành các nghiệp đoàn hướng vào hình thức hợp tác xã. Đặc biệt khuyến khích kinh tế hộ khai thác các vùng đất có khả năng nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng phòng hộ, đất trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhanh chóng hình thành kinh tế trang trại trong vùng đầm phá. Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản của các hộ để phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý để phát triển nông nghiệp bền vững. Phân bố lại lao động, dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản, đóng tàu nhỏ, tiêu thụ sản phẩm. Từng bước vận động kinh tế cá thể đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp đỡ về vốn, khoa học công nghệ, thông tin, thị trường. Thành phần kinh tế tư nhân nông thôn tiếp tục hoạt động trong thu mua, gia công chế biến thủy sản xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng giống cho nuôi trồng thủy sản, thành lập các xí nghiệp tư nhân nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản. Nhà nước, tỉnh, huyện tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này phát triển, nhằm phát triển lực lượng sản xuất của vùng đầm phá. Các doanh nghiệp nhà nước cần góp vốn đầu tư cùng doanh nghiệp tư nhân kinh doanh theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Đồng thời tăng cường quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chế độ cho người lao động, việc chấp hành chính sách pháp luật và kiên quyết chống buôn lậu, trốn thuế... Đổi mới, hình thành các hình thức hợp tác liên doanh liên kết từng khâu trong quá trình sản xuất. Khuyến khích các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư vốn phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa.

Hiện nay đang có các dự án nghiên cứu về môi sinh, môi trường, dân cư... vùng đầm phá của các tổ chức nước ngoài như Pháp, Canađa cần tranh thủ khuyến khích họ đầu tư, hỗ trợ cho vùng đầm phá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 64 - 67)