Vùng đầm phá có quan hệ mật thiết với gần 49.888 ha đồng bằng và 19.000 ha đất cát ven biển. Đây là vùng đất xấu nghèo chất dinh dưỡng gồm các nhóm đất cát biển, đất mặn, đất chua, đất phù sa, đất úng nước, đất lầy và đất than bùn. Đất đồng bằng được sử dụng hết để trồng lúa và hoa màu nhưng cho năng suất thấp, đất cát trồng được 5.871 ha rừng, một số mô hình trồng rừng trên đất cát chưa được tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Với diện tích 22.000 ha của mặt nước vùng đầm phá có 4.170 ha được quy hoạch là diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 6: Kết quả diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
Đơn vị: ha
Thực hiện năm Chỉ tiêu
1995 1996 1997 1998 1999 2000
- Diện tích nuôi tôm cua cá 830 1.102 1.162 1.296 1.626 1.850 - Diện tích trồng rong câu 360 437 437
Cộng tổng diện tích 1.190 1.539 1.599 1.296 1.626 1.850
Nguồn: [35], [36], [37], [38], [39], [40].
Qua số liệu cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm là 13,7%. Đối với diện tích trồng rong câu đến năm 1997 không phát triển thêm, sang năm 1998 đến nay diện tích còn lại không đáng kể. Diện tích nuôi tôm, cua, cá tăng hàng năm, một số đất mặn, xấu cho năng suất lúa thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Do sự biến động của khí hậu mùa tôm năm 2000 xuất hiện tôm tự nhiên di cư đến vùng tôm nuôi, tôm này cho sản lượng thấp, tốn thức ăn..., một số điểm tôm chết do phát hiện sớm đã được xử lý kịp thời nên hầu hết diện tích nuôi trồng đều phát triển tốt.
Chương trình 773 của Thủ tướng chính phủ ngày 21/12/1994 về khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước, đã được ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế triển khai xây dựng "Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế" được Bộ Thủy sản và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt năm 1995. Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng trên các bãi triều theo hình thức quảng canh cải tiến, kết hợp với việc định cư các hộ thủy diện trên vùng đầm phá trong những năm vừa qua và cho những năm tiếp theo.
Bến cảng Thuận An là nơi ra vào của số lượng lớn tàu thuyền khai thác biển, đầm phá và tàu hàng hóa (nhưng chủ yếu là tàu biển vào). Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế
nói chung, kinh tế Thừa Thiên - Huế nói riêng đã làm cho cảng này trở nên quá tải. Dự án cảng Chân Mây có độ sâu từ 10m - 14m cho các tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào đã được chính phủ phê duyệt tháng 7-2000. Dự kiến năm 2001 sẽ khởi công và năm 2003 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các bến bãi khác dân cư tự cập bến neo đậu thuyền trên đầm phá để giao lưu mua bán thủy sản, chưa được đầu tư xây dựng.