Thực trạng về thị trường tiêu thụ và tỷ trọng xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 44 - 45)

Trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề không chỉ là sản xuất mà sản xuất ra sản phẩm phải tiêu thụ được (tức là sản phẩm phải được thị trường chấp nhận). Giải quyết đầu vào của quá trình sản xuất từ ao, hồ nuôi cho đến giống, thức ăn... đang còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng tiêu thụ sản phẩm lại còn khó khăn hơn, sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không? thị trường tiêu thụ lại không ổn định cho một số loại cá, cua... Sản phẩm tiêu thụ được sẽ kích thích tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hiện nay mạng lưới mua bán thủy sản tươi sống đang phát triển, cho nên sản phẩm vùng đầm phá được tiêu thụ nhanh chóng sau thu hoạch. Sản phẩm vùng đầm phá được tiêu thụ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Sản phẩm có mặt ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh; kể cả hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Sản phẩm vùng đầm phá là đặc sản phục vụ tại các nhà hàng khách sạn đáp ứng nhu cầu khách du lịch, do vậy sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết. Đặc biệt một số sản phẩm tham gia xuất khẩu trên thị trường EU, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo. Giá cả tùy từng thời điểm nhưng nói chung giá vẫn còn thấp, do bán thông qua các khâu trung gian, chủ vựa, có nơi bán tại nơi sản xuất chỉ bằng 1/3 so với giá bán trên thị trường. Điều đó làm thiệt hại cho người sản xuất. Trong chế biến sản phẩm đã đẩy nhanh tốc độ phát triển chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng. Đổi mới công nghệ chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng nhanh sản lượng và giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao thay cho sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu. Từ đó làm tăng tỷ trọng xuất khẩu và tăng tiền nộp ngân sách cho nhà nước. Năm 1995 ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế xuất khẩu được 6,850 triệu USD đến năm 1999 xuất khẩu được 14,169 triệu USD dự kiến đến hết năm 2000 sẽ xuất được 15,00 triệu USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu gần bằng 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 17%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm, cua, mực, cá. Trong đó mặt hàng tôm hùm, tôm sú của đầm phá chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Tổng nộp ngân sách cho nhà nước trong 5 năm là 63 tỷ đồng tăng 56% so với năm 1995.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)