Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa theo ngành nghề sản xuất của vùng đầm phá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 33 - 40)

Đơn vị tính: người

TT Năm Tổng số lao

động

Có việc làm Dôi thừa

1 1995 9.447 7.163 2.284 2 2000 10.487 6.482 4.005 2 2000 10.487 6.482 4.005

Nguồn: [41, 15], [54, 14].

Theo số liệu trên cho thấy lao động khai thác thủy sản tăng chậm là do có sự phân công lại lao động trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Lượng lao động dôi thừa năm 2000 so với năm 1995 là 1721 người trong khi đó tổng số lao động chỉ tăng 1040 người. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều người làm nghề khai thác trên đầm phá không có việc làm. Năm 2000 cứ 1,6 lao động khai thác dôi ra 1 người. Vì vậy gánh nặng giải quyết việc làm cho nghề khai thác đầm phá đang được đặt ra. Một số lao động di chuyển từ đánh bắt (khai thác) sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa theo ngành nghề sản xuất của vùng đầm phá đầm phá

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tính theo GDP có sự chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần. Điều đó thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa dựa vào lợi thế so sánh của một tỉnh có tiềm năng du lịch phát triển. Thực tế hiện nay ngành công nghiệp và nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Trong đó sự phát triển kinh tế hàng hóa theo các ngành nghề của vùng đầm phá đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản có bước chuyển dịch tích cực và phát triển với tốc độ khá. Giá trị tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh tăng bình quân 11,95%/năm (từ năm 1995-2000). Việc xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế vùng đầm phá

đang được định hướng nhằm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

+ Sản xuất nông nghiệp: diện tích đất ven bờ sản xuất nông nghiệp là 17.700 ha, chiếm 37,98% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó đất trồng lúa là 11.448 ha chiếm 64,67% đất nông nghiệp của vùng, diện tích còn lại là đất trồng rau màu. Trên 50% số hộ làm nghề nông nhưng do diện tích đất đai ven đầm phá xấu, nghèo chất dinh dưỡng, độ chua cao. Do ở vùng thấp trũng thường xuyên bị bão lụt nhiều vùng có khả năng bị nhiễm mặn, ngập lụt vào mùa mưa nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Vụ đông xuân năng suất lúa đạt 35-37 tạ/ha. Vụ hè thu bình quân 32-35 tạ/ha. Một số diện tích đất quá xấu vốn đầu tư thiếu, năng suất quá thấp đã được chuyển sang trồng màu và nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi gia súc trong vùng còn gắn chặt với trồng trọt, tập trung ở gia đình với quy mô nhỏ bé, lẻ tẻ, phân tán... về cơ bản chăn nuôi để lấy sức kéo, phân bón và thực phẩm cho gia đình, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có chưa tính đến hiệu quả kinh tế.

+ Sản xuất lâm nghiệp: chủ yếu là trồng rừng phòng hộ dọc theo vùng đất cát giáp ranh giữa đầm phá và biển. Rừng phi lao có tác dụng chắn gió, chắn cát. Hiện nay đã trồng được 5.871 ha rừng. Còn lại 1.253 ha đất cát cần phải được phủ xanh chiếm 7,6% diện tích đất không có rừng toàn tỉnh.

+ Ngành thủy sản: là ngành chiếm vị trí quan trọng liên quan đến 2/3 dân số toàn vùng. Đầm phá Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng nhưng so với các đầm phá khác trong khu vực thì chỉ ở mức trung bình về phát triển kinh tế thủy sản. Lực lượng khai thác chiếm gần 80% năng lực sản xuất thủy sản. Số lượng tàu thuyền khai thác trên đầm phá có xu hướng tăng khá nhanh nhưng bình quân công suất tàu thuyền gần như không thay đổi đáng kể. Tổng giá trị tàu thuyền khoảng 26 tỷ đồng. Bình quân giá trị tài sản cho một lao động làm nghề chỉ khoảng 300.000 đ, điều đó nói lên sự nghèo khó của ngư dân đầm phá.

Bảng 4: Tổng hợp số liệu tàu thuyền khai thác trên đầm phá

Năm Tàu thuyền

Tổng số (chiếc) 3.110 4.694 5.665 4.367 Trong đó:

- Thuyền máy 1.014 1.528 2.797 2.262 - Thuyền thủ công 2.096 3.166 2.868 2.105

Nguồn: [34], [35], [39], [40].

Số liệu trên cho thấy thời kỳ 1990 - 1995 số lượng tàu thuyền thủ công tăng nhanh hơn so với số lượng thuyền máy, phản ánh sản xuất nhỏ là phổ biến, dân không có vốn để đầu tư. Thời kỳ 1995 - 1999 do nuôi trồng thủy sản phát triển thu nhập của dân cư tăng lên các hộ vừa nuôi trồng vừa đóng thuyền đánh bắt, có thêm sự hỗ trợ của các nguồn vốn cho vay ưu đãi nên số thuyền máy đã tăng lên 1.269 chiếc, bình quân 312 chiếc/năm (từ 1991- 1995 bình quân 102 chiếc/năm).

Cuối năm 1999 cơn lụt lịch sử đã làm thiệt hại 1.424 thuyền, trong đó có 568 thuyền máy và 863 thuyền thủ công. Bằng nhiều nguồn giúp đỡ hỗ trợ năm 2000 toàn vùng đã đóng thêm được 33 thuyền máy, 100 thuyền thủ công phục vụ sản xuất. Nhưng so với năm 1999 số lượng thuyền vẫn giảm là 1.298 chiếc. Do đầm phá như một vịnh kín mức nước nông và lặng sóng nên tàu thuyền khai thác thủy sản có công suất máy nhỏ tất cả đều từ 8 đến 15 CV vừa để sử dụng khai thác vừa để vận chuyển hàng hóa. Phương tiện khai thác thủ công chủ yếu là thuyền vỏ gỗ hoặc thuyền nhôm lắp máy hoặc chèo tay. Tàu thuyền hoạt động gần như suốt ngày đêm nhưng trên thuyền hầu như chưa được trang bị các máy móc, thiết bị khai thác, không có hệ thống cứu sinh, lao động trên thuyền 100% là thủ công. Công cụ khai thác đầm phá toàn vùng có 13 loại nghề chính được phân thành hai nhóm là:

Nghề khai thác cố định: gồm các nghề chính như nghề sáo dẫn đầu về số lượng với 2.078 (trộ) và phân bố trên các tuyến, mật độ dày tập trung ở Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc đây là nghề cổ truyền của ngư dân đầm phá. Nghề đáy là nghề khai thác chính thứ hai đặc biệt tập trung dày ở gần các cửa lạch vùng nước chảy lớn. Bình quân 1 hàng dài 660m tùy khu vực và mỗi hàng có từ 4-38 miệng đáy hoạt động chủ yếu vào mùa khô. Nghề này ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm nguồn lợi thủy sản. Nghề rớ giàn có 250 (trộ)

hoạt động vào ban đêm sử dụng đèn để tập trung cá. Nghề chuôm có 520 (trộ) tập trung dày ở Phú Vang. Hiện nay có một tệ nạn đối với nghề này là dùng chất nổ đánh vào các trộ chuôm để bắt cá. Nghề khai thác cố định có phương pháp khai thác đặc biệt là nghề lưới dạy. Đối tượng khai thác là cá đồi, cá dầy... nghề này hoạt động nhiều ở Phú Vang, Phú Lộc.

Nghề khai thác lưu động: hoạt động theo nguyên lý cá đóng mắt lưới. Đó là: nghề

lưới rê (thả, bủa) hoạt động khắp đầm phá hoạt động ban ngành, ban đêm tùy đối tượng khai thác. Phương tiện chính là thuyền thủ công chèo tay, nghề này thu hút một lượng lớn lao động. Hoạt động theo nguyên lý lọc nước bắt cá có các nghề: cào lươn hiện có 254 cái, rê tôm ba lớp có 433 vàng (1 vàng = 6.000 m), lưới cua 691 vàng. Nghề giã cào (nghề xiếc) sử dụng sức người để kéo giã, nay sử dụng thuyền máy để kéo, đây là nghề gây xung đột nhiều với nghề cố định. Nghề te quệu được cải tổ từ nghề thủ công nhỏ là nghề dũi, sử dụng gắn vào thuyền máy, hai nghề này bị liệt kê vào nghề cấm khai thác. Tuy nhiên ngư dân làm nghề này rất nghèo, đây là nguồn thu nhập chính của họ, do vậy dù biết bị cấm nhưng họ vẫn lén lút hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản và xung đột với nghề khác.

Một loại nghề xuất hiện từ năm 1990 trở lại đây đã gây nguy hại đến môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản đó là nghề khai thác bằng xung điện (rà điện). Bằng nghề khai thác này thủy sản từ con bé đến con lớn đều bị khai thác triệt để. Đối tượng khai thác nghề này chủ yếu là nông dân tranh thủ lúc nông nhàn để cải thiện thêm.

Thiệt hại do lũ lụt 1999 số ngư cụ bị cuốn trôi là 2578 (trộ) và 127 tấn lưới các loại.

Như vậy với tổng số ngư cụ khai thác như trên, vùng đầm phá hiện nay đang bị tập trung khai thác với một cường độ cao hơn bao giờ hết. Số lượng ngư dân khai thác đầm phá ngày một tăng. Theo số liệu tham khảo cứ bình quân 1 ha mặt nước đầm phá có 4 ngư dân và 2 loại ngư cụ khác nhau khai thác. Cứ 10 ha mặt nước có 2 thuyền khai thác. Thời gian khai thác gần như liên tục. Các loại lưới khai thác không theo quy định về kích thước mắt lưới cho từng loại nghề. Hoạt động khai thác tùy tiện và không định hướng của ngư dân trong vùng đang làm cho nguồn lợi thủy sản bị suy kiệt.

Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên - Huế khởi đầu từ năm 1977 đối tượng chính là rong câu. Sau 10 năm diện tích rong câu là 357 ha. Tôm được đưa vào nuôi chậm hơn so với rong câu, có thể nói phong trào nuôi tôm bắt đầu vào năm 1990, đến năm 1993 nuôi tôm phát triển mạnh. Trong tình hình hiện nay, nuôi tôm trồng thủy sản đã trở thành hướng chính trong chiến lược phát triển kinh tế thủy sản của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây cũng là biện pháp để sử dụng có hiệu quả tiềm năng của vùng đầm phá, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lực lượng lao động, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của dân cư vùng đầm phá. Đồng thời từng bước giảm dần áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế tồn tại các hình thức nuôi: nuôi quảng canh hiện nay phổ biến trong dân cư đó là hình thức chắn sáo trên mặt nước để nuôi. Nuôi bán thâm canh, thâm canh là tạo hồ nuôi, có đầu tư bơm nước, đèn... Hiện nay có nuôi quảng canh cải tiến. Đối tượng nuôi là tôm, cua, cá các loại theo mô hình đơn canh, xen canh... Với cách nuôi này ngư dân vừa nuôi vừa thu hoạch được cá tự nhiên. Nuôi trồng rong câu hiện nay không ổn định do phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, thị trường tiêu bị thu hẹp. Hạn chế trong nuôi trồng thủy sản là, thị trường biến động, chưa chủ động con giống, kỹ thuật nuôi còn thấp kém. Chưa chú ý đến các biện pháp nuôi tôm cua có giá trị kinh tế cao như cua trứng, tôm trứng, tôm lột...

Sản xuất tôm giống: trước mùa lụt 1999 toàn vùng có 6 trại nuôi ươm giống tôm. Giống sản xuất tại chỗ có ưu điểm là phù hợp với môi trường, ít dịch bệnh được người nuôi trồng chấp nhận. Tuy nhiên, việc sản xuất tôm giống vẫn bộc lộ những yếu điểm, thiếu sót. Về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Sản xuất giống mang tính tự phát, cò con, thiếu kế hoạch, vốn đầu tư thiếu, phụ thuộc vào thị trường tại chỗ. Những năm qua nguồn tôm giống được mua từ Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thanh Hóa... đem về nuôi ươm đủ kích thước được đem bán để nuôi. Việc tìm kiếm thị trường tôm giống ở các tỉnh khác còn hạn chế. Các trại giống chưa chủ động tìm kiếm thị trường để đáp ứng yêu cầu con giống đúng thời điểm. Sau trận lụt các trại giống đều hư hỏng nặng trên dưới 50%, riêng trại giống Thuận An 90%, làm cho nguồn giống trên địa bàn thiếu trầm trọng vào năm 2000. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành cùng với địa phương hướng dẫn dân vay vốn ưu đãi sửa chữa hồ nuôi, mua giống, thức ăn. Xác định lịch thời vụ mới cho phù hợp với từng địa phương do sau lũ môi trường sinh thái đầm phá có những biến đổi bất thường. Năm 2000 nguồn giống được mua từ các tỉnh phía nam đã đáp ứng

được nhu cầu nuôi trồng của ngư dân vùng đầm phá, bảo đảm diện tích theo kế hoạch đã đề ra.

Sản lượng khai thác đang có xu hướng chững lại trong vòng 10 năm trở lại đây ở mức trên dưới 2.500 tấn/năm. So với năm 1973 sản lượng khai thác giảm gần 50% (năm 1973 đạt 4.517 tấn). Điều đó chứng tỏ nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm cạn kiệt, do sự gia tăng dân số, tăng số lượng tàu thuyền, đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm tăng, do ngư dân ngày càng có kinh nghiệm trong sản xuất, mở rộng diện tích nuôi trồng. Sản lượng thu hoạch được thể hiện ở bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5: Sản lượng thủy sản vùng đầm phá Đơn vị tính: tấn Thực hiện năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng sản lượng 3.432 3.970 3.908 3.700 3.879 3.900 Trong đó: - Khai thác 2.632 2.927 2.700 2.500 2.640 2.500 - Nuôi trồng 800 1.043 1.208 1.200 1.239 1.400 Nguồn: [35], [36], [37], [38], [39], [40].

Kết quả sản lượng thu hoạch từ năm 1995 - 2000 cho thấy tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 8,3%/năm. Khai thác đầm phá giảm (-1)%/năm thể hiện sự giảm sút trong nguồn lợi thủy sản. Tốc độ tăng của thủy sản nuôi trồng là 11,8%/năm chứng tỏ nuôi trồng thủy sản đang có chiều hướng phát triển tốt trên vùng đầm phá. Trọng tâm của nghề nuôi trồng thủy sản là nuôi tôm, cua, cá nước lợ đã thực sự trở thành nghề hấp dẫn thu hút nhiều người dân đầu tư. Năm 1999 là năm ngành thủy sản cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng hoạt động trong điều kiện rất khó khăn. Trong đó khó khăn bao trùm nhất là thiên tai, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp từ đầu năm đến cuối năm đặc biệt là đợt lụt

cuối năm 1999 đã tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch năm 1999. Tuy nhiên lụt vào cuối năm cho nên kết quả thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu vẫn hoàn thành: Khai thác đầm phá đạt 106,5% kế hoạch tăng 6,5% so với năm 1998; nuôi trồng thủy sản đạt 112,6% kế hoạch, tăng 33% so với năm 1998. Năm 2000 là năm chịu hậu quả trực tiếp của lụt ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản. Với kế hoạch 1.400 tấn đến tháng 8/2000 đã hoàn thành kế hoạch.

Nhờ sự quan tâm của Trung ương, của ngành thủy sản, nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế và sự giúp đỡ của các ngành các cấp có liên quan trong khắc phục hậu quả thiên tai lũ lụt ổn định sản xuất, ổn định đời sống. Cho nên các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 2000 đã được thực hiện đúng tiến độ kế hoạch. Như vậy sự biến đổi của thời tiết, khí hậu không làm cho nuôi trồng thủy sản giảm sút so với năm 1999 và cả năm 1998. Một số địa phương nghèo lần đầu tiên chuyển đất trồng lúa (xấu) sang nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao.

+ Ngành chế biến thủy sản: chế biến thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn giá trị sử dụng của sản phẩm từ nơi thu hoạch đến nơi tiêu dùng. Hiện nay toàn tỉnh có 4 cơ sở chế biến thủy sản là: Công ty xuất khẩu thủy sản sông Hương, Công ty thủy sản Thừa Thiên - Huế, Công ty phát triển thủy sản và Công ty TNHH công nghiệp JASS FOOD (100% vốn của Đài Loan). Với công suất thiết kế 4000 tấn/năm trên thực tế mới chỉ phát huy được 40% công suất. Một số cơ sở chế biến của tư nhân có công suất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, nước mắm... Sản phẩm agar chế biến từ rong câu bị mất thị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế pot (Trang 33 - 40)