Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệ p 2 6-

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 36 - 37)

™ Các đặc trưng của ngành

9 Các đặc tính kinh tế của ngành

Hiện nay, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho nước ta với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%/năm. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhảy vọt. Sản lượng thủy sản trong năm 2009 đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986)17. Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng thì thủy sản Việt Nam cũng ngày càng

được đầu tưđể nâng cao chất lượng và có thểđáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng nên giá thành sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực18. Đây cũng là yếu tố làm giảm khả năng xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nước ngoài.

Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản đang tăng lên ở cả thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Sức mua thủy sản ở thị trường nội địa tăng lên theo thu nhập của người dân và sự phát triển của ngành du lịch trong nước. Trong khi đó, sức mua ở thị

trường nước ngoài tăng lên chủ yếu là do nhận thức của người dân về nguồn lợi dinh dưỡng có trong thủy sản, đặc biệt là đối với cá tra và cá basa ngày càng phổ biến trong dân cư. Theo tổ chức FAO dự báo thì tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn và đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm19.Thị trường tiêu thụ mạnh thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, và một số thị trường mới ở khu vực Đông Âu, Trung Đông. Cùng với sự tăng lên của sức mua thủy sản là sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp chế

biến thủy sản trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường nguyên liệu lại không ổn

định nên khi số lượng doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng với quy mô nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu.

9 Đặc điểm cạnh tranh trong ngành

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lớn người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản tham gia vào ngành. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng một cách tự phát và nhỏ lẻ đã gây nhiều khó khăn chung cho ngành thủy sản. Trong đó, sự mất cân bằng trong cung cầu nguồn nguyên liệu đã gây thiệt hại lớn cho cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến. Người nuôi phải đối mặt với vấn đề

“được mùa, rớt giá”, còn doanh nghiệp lại phải đối mặt với vấn đề “lúc thừa, lúc thiếu” nguyên liệu chế biến20.

17Ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc[online]. Đọc từ: http://www.baomoi.com

18Ngày 26.04.2010. Phương hướng tăng cường xuất khẩu thủy sản vào các thị trường hiện hữu và tiềm năng [online]. Đọc từ: http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/vlktcbxnkShowContent.asp?ID=1729

19Ngày 21.04.2009. Thị trường thủy sản thế giới: triển vọng tới 2015[online]. Vinanet. Đọc từ:

http://www.tinkinhte.com

20Ngành thủy sản: Doanh nghiệp nhỏ lẻ, thiếu cạnh tranh [online]. Đọc từ:

Bên cạnh đó, sự ra đời ồạt và thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, giữa người nuôi và doanh nghiệp dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu, tình trạng này cũng gây nên sự khan hiếm nguyên liệu chế biến

đối với các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng tự phá giá lẫn nhau gây thiệt hại và làm giảm uy tín thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có trên 700 nhà máy chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp21. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu cá tra, cá basa của top 10 doanh nghiệp đứng đầu trong năm 2009 có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp dẫn

đầu như Hùng Vương và Vĩnh Hoàn so với các doanh nghiệp còn lại.

Bảng 5-3: 10 Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu năm 200922

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)