Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 2 2-

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 32)

Đầu năm 2008 do lạm phát tăng cao làm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại phổ biến từ 18% - 21%/năm. Hiện nay, tình hình lạm phát đang được chính phủ tích cực điều chỉnh nhưng tình trạng này sẽ còn diễn biến trong thời gian tới. Đây sẽ là áp lực lớn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nhu cầu sử dụng vốn vay. Hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh (13% - 15%/năm) nhưng nhiều hợp đồng cho vay vẫn chịu lãi suất cao do chưa đến kỳ điều chỉnh6. Mặt khác, tình hình lạm phát còn kéo theo tình trạng tăng giá nguyên vật liệu, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước cũng tăng làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chế

biến tăng cao. Trong khi đó giá bán lại tăng lên không đồng bộ với giá tăng nguyên vật liệu gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản. Đối với Navico, do ảnh hưởng tiêu cực của tình hình trên nên các chi phí sản xuất của công ty trong thời gian này tăng rất mạnh làm cho giá thành sản xuất tăng dẫn đến giá hàng tồn kho tăng theo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Điều này cho thấy khả năng phản ứng của Navico trước biến động của nền kinh tế là chưa tốt.

Theo dự báo của ADB về các xu hướng kinh tế ở Châu Á7, với chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng, sự gia tăng tiêu dùng và đầu tư trong nước được thúc đẩy khi các biện pháp kích thích tài chính tác động đến toàn bộ nền kinh tế, tăng trưởng của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6,5% trong năm 2010. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung và Navico nói riêng đẩy mạnh sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong nước.

5.1.2 Ảnh hưởng văn hóa và xã hội

Theo phân tích của Công ty Customer Insights (CI)8 về xu hướng tiêu dùng ở

Việt Nam nhận xét, càng ngày người ta càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe. Điều này thể hiện rõ ở những người có mức thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng. Do đó, một trong những khuynh hướng tiêu dùng của người dân trong năm 2009 là lựa chọn thực phẩm có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Theo đó, nhiều chuyên gia dự báo, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy, hải sản ở thị trường nội địa thời gian tới sẽ tăng do thu nhập, cũng như nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm "sạch" của người dân tăng.

6Ngày 08.05.2010. Chính phủ “khẩn trương hạ lãi suất huy động và cho vay”[online]. Đọc từ:

http://vneconomy.vn

7Ngày 01.04.2009. Báo Lao động. Đọc từ: http://www.laodong.com.vn/Home/Kinh-te-Viet-Nam-se- khoi-sac-tu-2010/20094/132513.laodong

Ngoài ra, người tiêu dùng trong nước do lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoá Trung Quốc và một số nước khác nên có khuynh hướng chọn hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, là do xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm thủy sản chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian. Theo thống kê của báo Sài Gòn tiếp thị cho thấy trong số 5 mặt hàng tiêu dùng nội địa tăng nhiều nhất thì có mặt của thủy hải sản đông lạnh. Bảng 5-1: Năm mặt hàng nội tăng nhiều nhất (2009 so với 2008)9 STT Mặt hàng Tỷ lệ tăng 1 Bột, gạo các loại 46,36% 2 Phụ liệu may 38,90% 3 Đường 35,56% 4 Thủy hải sản đông lạnh 35,14% 5 Kính thời trang 33,33%

Tóm lại, người dân có khuynh hướng tiêu dùng các sản phẩm thủy sản chế biến sẵn trong tương lai là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến thủy sản nắm bắt và khai thác. Tuy nhiên, khả năng nắm bắt cơ hội này của Navico sẽ yếu hơn nhiều so với các

đối thủ cạnh tranh đã có kênh tiêu thụ trong nước do hiện tại công ty vẫn chưa thiết lập kênh phân phối ở thị trường nội địa.

5.1.3 Ảnh hưởng nhân khẩu học

Báo cáo kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy dân số Việt Nam đã đạt gần 85,8 triệu người và tỷ lệ tăng dân số là 1,2%/năm10. Trong đó, nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ

thuộc. Số liệu cho thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng để các doanh nghiệp hướng đến phục vụ. Đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày của người dân. Do đó, thị trường rộng lớn trong nước là cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản hướng đến phục vụ.

Mặt khác, nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao còn là nguồn lao động dồi dào cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tuyển dụng và đào tạo. ĐBSCL là khu vực tập trung đa số doanh nghiệp chế thủy sản trong cả nước. Hiện nay, vùng có trên 90 nhà máy chế biến thủy sản và thu hút khoảng 50,000 lao động11. Dân số của cả vùng trên 17,5 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động (năm 2004) là 9,28 triệu, chiếm 51% dân số, trung bình mỗi năm (từ năm 2001 đến năm 2005) tăng thêm 300 nghìn lao động12. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ cao và lành nghề ởĐBSCL còn thấp so với mức bình quân cả nước nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản trong việc tuyển dụng lao động có tay nghề làm việc trong các nhà máy. Do đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản có nguy cơ thiếu hụt lớn nguồn lao

động có tay nghề trong tương lai.

9Ngày 01.01.2010. Hàng Việt Nam: yêu và chuộng[online]. Báo Sài Gòn tiếp thị.

10Ngày 01.01.2010. Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”[online]. Đọc từ:

http://dantri.com.vn

11Công nhân làm trong ngành chế biến thủy sản “đói việc”[online]. Báo Tuổi Trẻ. Đọc từ:

http://nls.hcmuaf.edu.vn

Đối với Navico, nguồn lao động được công ty tuyển dụng trên địa bàn các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp do các nhà máy của công ty được đặt tại các khu vực này. Riêng tại An Giang, theo Báo cáo Cục Thống kê tỉnh An Giang, dân số trung bình tỉnh An Giang tăng lên qua các năm và dân số năm 2009 của tỉnh khoảng 2,273,150 người, giới tính nữ là 1,152,487 người, trong đó khu vực nông thôn là 1,627,576 người13. Điều này cho thấy, công ty sẽ rất thuận lợi trong việc tuyển dụng nguồn lao động phổ thông làm việc trong các nhà máy. Tuy nhiên, Navico cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề như các doanh nghiệp khác trong ngành.

5.1.4 Ảnh hưởng tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của ĐBSCL rất thuận lợi trong việc khai thác và nuôi trồng thủy sản do có bờ biển dài trên 700km, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan.14

Nghề nuôi cá tra, cá basa ven sông, trên cồn ởĐBSCL phát triển rất mạnh do

đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220 km nên đây là vùng cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành chế biến thủy sản15.

Tuy nhiên, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm do nước thải trong chăn nuôi và một lượng lớn chất thải từ các nhà máy chế biến thủy sản được thải ra sông làm khả

năng tự làm sạch của sông bị suy giảm. Đây là đe dọa đối với việc phát triển bền vững nghề nuôi cá. Đồng thời cũng là đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản vì nguồn nguyên liệu chế biến trong tương lai sẽ bị thiếu hụt và chất lượng cũng không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đảm bảo. Đối với Navico, do công ty đã đầu tư vùng nuôi cá sạch và có chính sách liên kết, hỗ trợ tốt với người nuôi cá nên công ty sẽ phản ứng tốt hơn đối với đe dọa trên.

5.1.5 Ảnh hưởng chính trị và luật pháp

Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ởĐBSCL không những tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại quốc tế

mà còn là nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành còn giúp giải quyết việc làm cho người dân, do vậy đây là ngành được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ.

Tuy nhiên, do sự phát triển thiếu quy hoạch tổng thể nên ngành nuôi trồng, chế

biến thủy sản gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, sử dụng các hóa chất trong nuôi trồng nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu. “Bộ Thủy sản đã ban hành Quyết định số

649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 ban hành qui chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủy sản phải tuân thủ các qui định về Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm từ khâu nuôi trồng, chế biến, đóng gói đến vận chuyển...”16Do đó, các

13Ngày 01.10.2009. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang 9 tháng năm 2009[online]

14Đồng bằng sông Cửu Long: Vị thế quan trọng trong xuất khẩu[online]. Đọc từ:

http://dbscl.thuyloi.vn/index.asp?menu=detail&id=581

15Tài nguyên tự nhiên đa dạng [online]. Đọc từ: http://www.angiangbusiness.gov.vn

16Tác động đến môi trường do nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay [on-line]. Tạp chí thương mại.

doanh nghiệp không đủ sức đầu tư để đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ có nguy cơ

bị loại khỏi ngành. Đối với nguy cơ này thì Navico có thể phản ứng rất tốt do hiện tại công ty đã đảm bảo được vấn đề môi trường, nguồn nguyên liệu sạch và sản phẩm có chất lượng cao.

5.1.6 Ảnh hưởng công nghệ

Ngày nay, hóa học và sinh học đã được áp dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm. Từ một nguyên liệu thực phẩm có thể chế biến được hàng trăm các sản phẩm khác nhau, những sản phẩm chế biến này không còn trạng thái của nguyên liệu ban đầu. Mỗi quá trình chế biến đều nhằm tạo cho thực phẩm có giá trị sử dụng cao hơn về hình thức, giá trị khẩu vị hay giá trị dinh dưỡng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến thủy sản nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật còn tạo ra những giải pháp và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường ngày càng tiến tiến, hiệu suất xử lý ngày càng nâng cao, đóng góp tích cực vào công tác xử lý chất thải ở các nhà máy chế biến thủy sản nhờ vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản có thể an tâm khai thác tối đa công suất của các nhà máy.

Đối với việc nuôi trồng thủy sản sự phát triển của công nghệ cũng giúp người dân giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng thủy sản như hệ thống xông khí oxy bằng năng lượng mặt trời có thể làm giảm thiểu sự ô nhiễm và các chất gây bẩn trong hệ thống ao hồ, loại bỏ khả năng gây ô nhiễm từ các nguồn năng lượng khác khi hô hấp qua mang của cá, tôm nuôi.

Tóm lại, sự phát triển không ngừng của công nghệ chế biến và nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là nguy cơ làm giảm khả

năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp yếu về tài chính không có khả năng đầu tư công nghệ mới.

5.1.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bảng 5-2: Ma trận EFE

Stt Các yếu tố bên ngoài Trọng

số Điểm Đtriọểng sm có ố

1 Nguồn nguyên liệu không ổn định 0,15 3 0,45

2 Chi phí sản xuất tăng cao 0,14 3 0,42

3 Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm

0,13 3 0,39

4 Người dân Việt Nam có khuynh hướng tiêu dùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thủy sản đông lạnh 0,13 2 0,26

5 Chính phủ siết chặt các quy định về quản lý môi

trường và chất lượng sản phẩm 0,10 4 0,40

6 Lãi suất cho vay của ngân hàng cao 0,10 3 0,30

7 Công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản ngày càng phát triển

0,09 3 0,27

8 Thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề 0,08 2 0,16

Với tổng số điểm có trọng số là 2,65 cho thấy khả năng phản ứng của công ty trước các cơ hội và đe dọa của môi trường bên ngoài chỉở mức trung bình. Công ty cần tận dụng quy mô sản xuất và khả năng quản lý chất lượng sản phẩm để khai thác thị

trường trong nước.

5.2 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp

™ Các đặc trưng của ngành

9 Các đặc tính kinh tế của ngành

Hiện nay, ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho nước ta với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18%/năm. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhảy vọt. Sản lượng thủy sản trong năm 2009 đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986)17. Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng thì thủy sản Việt Nam cũng ngày càng

được đầu tưđể nâng cao chất lượng và có thểđáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng nên giá thành sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực18. Đây cũng là yếu tố làm giảm khả năng xâm nhập vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nước ngoài.

Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng thủy sản đang tăng lên ở cả thị trường nước ngoài và thị trường trong nước. Sức mua thủy sản ở thị trường nội địa tăng lên theo thu nhập của người dân và sự phát triển của ngành du lịch trong nước. Trong khi đó, sức mua ở thị

trường nước ngoài tăng lên chủ yếu là do nhận thức của người dân về nguồn lợi dinh dưỡng có trong thủy sản, đặc biệt là đối với cá tra và cá basa ngày càng phổ biến trong dân cư. Theo tổ chức FAO dự báo thì tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản trên thế giới sẽ tăng gần 50 triệu tấn và đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm19.Thị trường tiêu thụ mạnh thủy sản của Việt Nam là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, và một số thị trường mới ở khu vực Đông Âu, Trung Đông. Cùng với sự tăng lên của sức mua thủy sản là sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp chế

biến thủy sản trong và ngoài nước. Trong khi đó, thị trường nguyên liệu lại không ổn

định nên khi số lượng doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng với quy mô nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh trong việc thu mua nguyên liệu.

9 Đặc điểm cạnh tranh trong ngành

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã thu hút một lực lượng lớn người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản tham gia vào ngành. Tuy nhiên, sự phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 32)