Nghiên cứu khám phá 1 6-

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 26)

Trong bước này có hai loại dữ liệu được thu thập là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ

cấp.

™ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhằm giúp tác giả có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể dữ liệu thứ cấp được thu thập từ những nguồn sau đây:

− Tài liệu bên trong công ty: Các báo cáo thường niên, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.

− Tài liệu bên ngoài công ty: Niên giám thống kê của Tỉnh An Giang, các báo cáo nghiên cứu của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học An Giang.

− Thông tin trên các báo (An Giang, Tuổi trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị…), Internet. Cụ thể thông qua các website sau:

http://www.Navicorp.com.vn, http://www.agifish.com.vn,

http://www.vinhhoan.com.vn, http://www.avsc.com.vn,

Cơ sở lý thuyết

• Lý thuyết về chiến lược, quản trị chiến lược

• Quy trình quản trị chiến lược

• Mô hình nghiên cứu của đề

tài

Nhận thức tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược kinh

doanh ở thị trường nội địa Thu thập dữ liệu thứ cấp N ghiên c u khám p Phỏng vấn chuyên sâu lần1 Quan sát hoạt động của nhân viên Phỏng vấn chuyên sâu lần 2 Tiến hành phỏng vấn Xử lý dữ liệu Viết báo cáo N ghiên c u chính th c

http://www.hvseafood.com, http://www.hungvuongpanga.com,

http://www.chinhphu.gov.com, http://www.cophieu68.com,

http://dbscl.thuyloi.vn, http://home.vnn.vn, http://www.vietlinh.com.vn

™ Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc quan sát – không tham gia, nghĩa là người quan sát thu thập dữ liệu bằng cách đứng ngoài quan sát, không tham gia vào hoạt

động của đối tượng được quan sát. Đối tượng được quan sát ởđây là nhân viên làm việc tại văn phòng của công ty. Người quan sát sẽ ghi nhận những hành vi của nhân viên. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như cơ sở vật chất, cách bố trí không gian làm việc cũng được ghi nhận. Đây là bước đầu tiên để tiếp cận các đối tượng được nghiên cứu của đề tài. Người quan sát sẽ tiến hành phỏng vấn đội ngũ quản lý của công ty sau khi

đã tiếp cận được với họ. Những thông tin thu thập trong lần phỏng vấn này nhằm giúp tác giả có được hiểu biết ban đầu về tình hình hoạt động và ngành kinh doanh của công ty. Mặt khác, những thông tin này còn được dùng làm cơ sở cho việc xây dựng đề

cương phỏng vấn chuyên sâu khi nghiên cứu chính thức. Nội dung của bước này được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3-2: Nội dung bước nghiên cứu khám phá

Thông tin Phương pháp thu thập Phương pháp xử lý dữ liệu -Lịch sử phát triển của

công ty

-Lịch sử phát triển của

đối thủ cạnh tranh

-Thông tin tài chính của công ty và đối thủ

cạnh tranh

-Thu thập từ các báo cáo thường niên và tài liệu do công ty cung cấp.

-Thu thập các thông tin liên quan từ các bài báo, internet, các website của công ty và đối thủ cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh của công ty và các đối thủ cạnh tranh trong ngành để phân tích và đưa ra các nhận định -Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ số tài chính của công ty qua các năm và so với các đối thủ cạnh tranh nhằm nhận biết năng lực của công ty. -Môi trường nội bộ của công ty: Các hoạt động chủ yếu, các hoạt động hỗ trợ. -Quan sát các hành vi của nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó còn quan sát các yếu tố của môi trường làm việc như cơ sở vật chất, cách bố trí không gian làm việc. -Phỏng vấn đội ngũ quản lý và nhân viên. -Phương pháp so sánh: so sánh các hoạt động của công ty với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để từ đó đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của công ty so với đối thủ. -Ma trận đánh giá nội bộ (IFE): đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của công ty dựa vào các yếu tố thành công trong ngành. Các yếu tố này được xác định thông qua việc tìm hiểu vể ngành và phỏng vấn chuyên sâu đội ngũ

quản lý công ty. Sau đó xác định trọng số và điểm cho mỗi yếu tố. Trọng số và điểm được tính bằng cách lấy điểm trung bình từ

của công ty. -Môi trường tác nghiệp: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn -Phỏng vấn đội ngũ quản lý của công ty. -Tìm kiếm thông tin có liên quan trên Internet, các báo cáo nghiên cứu của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

-Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh: cách xác định các yếu tố

thành công, trọng số và điểm tương tự như ma trận IFE. Tuy nhiên, điểm và trọng số sẽ được xác định cho cả công ty và đối thủ. Sau đó so sánh điểm tổng cộng của trọng số giữa các công ty với nhau.

-Môi trường vĩ mô: các

ảnh hưởng quan trọng của môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của công ty như: kinh tế, tự

nhiên, công nghệ,…

-Phỏng vấn đội ngũ

quản lý

-Thu thập thông tin có liên quan trên báo chí, Internet, các tài liệu của công ty. -Sử dụng ma trận EFE: Xác định các cơ hội và đe dọa đối với thành công của ngành. Sau đó xác định trọng số và điểm cho từng yếu tố dựa trên kết quả thảo luận với cán bộ của công ty. 3.2.2 Nghiên cứu chính thức

Đây cũng là bước nghiên cứu định tính nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp về các nhân tố

thành công trong ngành. Quá trình nghiên cứu này được thực hiện thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu đội ngũ quản lý của công ty dựa trên đề cương phỏng vấn đã được tác giả chuẩn bị trước. Nội dung phỏng vấn là như nhau cho mọi đối tượng được phỏng vấn. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn tác giả có thể hỏi những câu hỏi ngoài hoạch

định nhằm hiểu sâu thêm vấn đề cần nghiên cứu. Mục tiêu của bước nghiên cứu này là

để tham khảo ý kiến của đội ngũ quản lý công ty từ đó đề ra và chọn các phương án chiến lược cùng giải pháp thực hiện các chiến lược đó.

Bước này sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT và phương pháp phân tích ma trận hoạch định chiến lược định lượng (QSPM) để xử lý dữ liệu. Trong đó, ma trận SWOT được dùng để tìm ra các chiến lược khả thi và ma trận QSPM dùng đểđánh giá và xếp hạng các chiến lược khả thi đó.

Tóm tắt

Đề tài này được nghiên cứu thông qua 2 bước: nghiên cứu khám phá và nghiên cứu chính thức. Dữ liệu được thu thập trong bước nghiên cứu khám phá nhằm để hiệu chỉnh bản câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu dùng trong nghiên cứu chính thức. Đồng thời những dữ liệu được thu thập ở bước này còn giúp tác giả hiểu khái quát về hoạt động kinh doanh và ngành kinh doanh của công ty. Nghiên cứu chính thức là bước cuối cùng trong quá trình nghiên cứu. Đây cũng chính là bước xây dựng chiến lược cho công ty.

Chương 4:GII THIU V CÔNG TY C PHN NAM VIT

Chương này trình bày khái quát về lịch sử phát triển của Navico, các thông tin chung về công ty, cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua.

4.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Nam Việt có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 2000, công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thủy sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế

biến thủy sản Nam Việt với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷđồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng vềđịnh hướng dây chuyền của nhà máy chế biến thủy sản Nam Việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày. Năm 2004, công ty xây dựng thêm nhà máy chế biến thủy sản

đông lạnh Thái Bình Dương nâng tổng công suất chế biến trung bình của công ty là 500 tấn cá nguyên liệu/ngày. Hiện nay, Navico sở hữu 3 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất chế biến 1,800 tấn nguyên liệu/ngày. Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng của thị trường xuất khẩu, đồng thời nhằm giữ vững vị trí số 1 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành nên công ty có kế hoạch đầu tư một số dự án như sau:

-Năm 2007 xây dựng nhà máy Ấn Độ Dương với công suất 700 tấn cá nguyên liệu/ngày.

-Trong năm 2007 và 2008 mua 80 ha đất làm vùng nuôi cá nguyên liệu.

-Quý 3 năm 2008 xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thủy sản.

-Đầu năm 2009 xây dựng nhà máy chế biến dầu ăn và nhà máy chế biến sản phẩm giá trị gia tăng. Đồng thời đầu tư xây dựng nhà máy Cromit ở Thanh Hóa và góp vốn thành lập Công ty sản xuất phân bón DAP ở Lào Cai nhằm phân tán rủi ro.

Nam Việt chính thức chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ là 600 tỷđồng từ năm 2006. Ngày 18/04/2007, Navico được phép phát hành thêm 6 triệu cổ phần (tương đương 60 tỷ đồng mệnh giá) chào bán ra công chúng để tăng vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ hiện tại của công ty là 660 tỷđồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 28/11/2007 công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 07/12/2007 Cổ phiếu ANV chính thức niêm yết tại sàn giao dịch TP. HCM với số lượng 66 triệu cổ phiếu.

4.2 Các thông tin chung

• Tên gọi Công ty Công ty Cổ phần Nam Việt

• Tên giao dịch NAM VIET CORPORATION

• Tên viết tắt NAVICO

• Trụ sở chính 19D Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, AG

• Điện thoại 0763 932486/ 843060

• Fax 0763 834090

• Email namvietagg@hcm.vnn.vn • Giấy CNĐKKD số 5203000050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 02/10/2006. • Mã số thuế 1600.168.736 • Vốn điều lệ 660.000.000.000 đồng 4.3 Cơ cấu tổ chức Hình 4-1 : Cơ cấu bộ máy tổ chức Navico3

¾ Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực thủy sản được công ty lấy làm gốc trong hoạt động kinh doanh của mình. Lĩnh vực này chiếm khoảng 90% doanh thu và 60% – 70% lợi nhuận của công ty.

4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Navico giai đoạn 2006-2009

Hình 4-2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navico4

3Công ty Cổ phần Nam Việt. Báo cáo thường niên năm 2009. An Giang

4Công ty Cổ phần Nam Việt. Báo cáo thường niên năm 2007-2009. An Giang CTY CỔ PHẦN NAM VIỆT CTY TNHH CROMIT NAM VIỆT CTY TNHH ẤN ĐỘ DƯƠNG NHÀ MÁY ẤN ĐỘ DƯƠNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT FERROCHROME NHÀ MÁY PHỤ PHẨM NHÀ MÁY PHỤ PHẨM NHÀ MÁY NAM VIỆT NHÀ MÁY THÁI BÌNH DƯƠNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ

Hình 4-2 cho thấy doanh thu của công ty tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2008, chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả. Lợi nhuận của công ty tăng từ 270 tỷ đồng (năm 2006) lên 370 tỷ đồng (năm 2007). Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty năm 2008 sụt giảm rất mạnh trong khi doanh thu của công ty vẫn tăng nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu của Navico, các nhà nhập khẩu gặp khó khăn trong việc thanh toán các đơn hàng. Mặt khác, sự mất giá của đồng USD so với các ngoại tệ khác cũng làm hiệu quả kinh doanh của công ty giảm. Bên cạnh đó, thị trường Nga đóng cửa làm Navico phải giảm công suất, trong thời gian này công ty thực hiện đại tu và sửa chữa lớn 2 nhà máy Nam Việt và Thái Bình Dương. Những khó khăn vẫn tiếp tục diễn biến trong năm 2009 làm doanh thu và lợi nhuận của công ty sụt giảm mạnh trong năm này.

Hình 4-3: Sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu5

Sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụở thị trường xuất khẩu. Sản lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu là bán cho các công ty khác trong ngành và xuất kho bán nội bộ. Công ty chưa thiết lập các kênh phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng nội địa. Qua hình 4-3 cho thấy tổng sản lượng của công ty giảm liên tục qua các năm. Năm 2008, do thị trường Nga đóng cửa đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong đó có Navico nên sản lượng xuất khẩu của công ty bị giảm xuống. Tổng sản lượng trong năm 2009 tiếp tục sụt giảm mạnh do tình hình xuất khẩu vẫn gặp khó khăn nên công ty giảm công suất chế biến hơn 50% trong năm này.

Tóm tắt

Nội dung của chương này đã trình bày tóm tắt về quá trình hình thành và phát triển của Navico, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến năm 2009. Thông qua đó tác giả hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Những thông tin này còn giúp ích trong việc phân tích tác động của các môi trường

đến ngành kinh doanh của công ty trong chương tiếp theo.

Chương 5: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOT ĐỘNG CA CÔNG TY C PHN NAM VIT

Theo sau chương giới thiệu về công ty là chương phân tích môi trường hoạt động của công ty. Chương này trình bày những phân tích vềảnh hưởng của các môi trường

đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các môi trường đó bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ. Ở mỗi môi trường, kết quả phân tích sẽ được dùng làm cơ sởđể xây dựng ma trận tương ứng.

5.1 Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 5.1.1 Ảnh hưởng kinh tế 5.1.1 Ảnh hưởng kinh tế

Đầu năm 2008 do lạm phát tăng cao làm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại phổ biến từ 18% - 21%/năm. Hiện nay, tình hình lạm phát đang được chính phủ tích cực điều chỉnh nhưng tình trạng này sẽ còn diễn biến trong thời gian tới. Đây sẽ là áp lực lớn đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nhu cầu sử dụng vốn vay. Hiện nay, lãi suất cho vay đã giảm khá mạnh (13% - 15%/năm) nhưng nhiều hợp đồng cho vay vẫn chịu lãi suất cao do chưa đến kỳ điều chỉnh6. Mặt khác, tình hình lạm phát còn kéo theo tình trạng tăng giá nguyên vật liệu, các mặt hàng thiết yếu như điện, nước cũng tăng làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chế

biến tăng cao. Trong khi đó giá bán lại tăng lên không đồng bộ với giá tăng nguyên vật liệu gây khó khăn chung cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản. Đối với Navico, do ảnh hưởng tiêu cực của tình hình trên nên các chi phí sản xuất của công ty trong thời gian này tăng rất mạnh làm cho giá thành sản xuất tăng dẫn đến giá hàng tồn kho tăng theo. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Điều này cho thấy khả năng phản ứng của Navico trước biến động của nền kinh tế là chưa tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dự báo của ADB về các xu hướng kinh tế ở Châu Á7, với chính sách tiền

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Trang 26)