Ngày nay, hóa học và sinh học đã được áp dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm. Từ một nguyên liệu thực phẩm có thể chế biến được hàng trăm các sản phẩm khác nhau, những sản phẩm chế biến này không còn trạng thái của nguyên liệu ban đầu. Mỗi quá trình chế biến đều nhằm tạo cho thực phẩm có giá trị sử dụng cao hơn về hình thức, giá trị khẩu vị hay giá trị dinh dưỡng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chế biến thủy sản nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật còn tạo ra những giải pháp và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường ngày càng tiến tiến, hiệu suất xử lý ngày càng nâng cao, đóng góp tích cực vào công tác xử lý chất thải ở các nhà máy chế biến thủy sản nhờ vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản có thể an tâm khai thác tối đa công suất của các nhà máy.
Đối với việc nuôi trồng thủy sản sự phát triển của công nghệ cũng giúp người dân giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng thủy sản như hệ thống xông khí oxy bằng năng lượng mặt trời có thể làm giảm thiểu sự ô nhiễm và các chất gây bẩn trong hệ thống ao hồ, loại bỏ khả năng gây ô nhiễm từ các nguồn năng lượng khác khi hô hấp qua mang của cá, tôm nuôi.
Tóm lại, sự phát triển không ngừng của công nghệ chế biến và nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc giảm giá thành, cải tiến chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là nguy cơ làm giảm khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp yếu về tài chính không có khả năng đầu tư công nghệ mới.