TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.4 Thực trạng về quản lý rủi ro
2.4.1 Nhìn nhận của doanh nghiệp về rủi ro
Cách thức mà nhà quản lý nhìn nhận về rủi ro và thực tế phát sinh của các rủi ro tại doanh nghiệp có tác động rất lớn đến việc xây dựng các chu trình để kiểm soát các rủi ro. Nếu nhà quản lý ít quan tâm đến rủi ro và thực tế ít xuất hiện các rủi ro tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp ít chú trọng đến việc quản lý rủi ro. Qua khảo sát thực tế cho thấy đa số các doanh nghiệp đều cho rằng cần phải tiếp cận rủi ro một cách tổng thể và khoa học. Mặt khác nhiều doanh nghiệp không quản lý được các rủi ro phát sinh và phải chịu áp lực từ yêu cầu phải quản lý rủi ro tốt hơn. Chi tiết ở bảng 2.13
Bảng 2.13 Nhìn nhận của doanh nghiệp về rủi ro
Câu hỏi Số DN trả lời
có 1.Công ty có nên tiếp cận cách thức quản trị các loại rủi ro
liên quan đến qúa trình hoạt động một cách khoa học và bài bản?
16/18
2. Cần phải có một triết lý về rủi ro nhìn nhận trên góc độ
toàn đơn vị để đánh giá các rủi ro liên quan đến công ty? 15/18 3. Công ty có gặp những bất ngờ quan trọng trong hoạt động
(tích cực và tiêu cực) trong 3 năm vừa qua? 7/18 4. Công ty có phải chịu áp lực từ các bên thứ ba (chẳng hạn,
nhà cung cấp, ngân hàng,..) về việc quản lý tốt hơn các loại ruûi ro lieân quan?
10/18
5. Có cần thiết phải bổ nhiệm một người quản lý cấp cao chịu
trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý các loại rủi ro? 13/18 6. Các cấp quản lý cần phải tiếp cận cách thức định lượng các
nội dung liên quan đến rủi ro như : xác xuất, khả năng xảy ra, mức độ tác động,… của các loại rủi ro?
16/17 (1)
Số trong ngoặc () là số DN không trả lời
Gần 90% các doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp cần phải tiếp cận với rủi ro một cách khoa học hơn, một tỷ lệ gần tương tự (83,3%) các doanh nghiệp cho rằng cần phải có một triết lý về rủi ro trong điều hành các hoạt động tại đơn vị. Mặt khác 39% các doanh nghiệp không kiểm soát được việc thực hiện các mục tiêu trong 3 năm vừa qua. Điều này cho thấy, các cách tiếp cận với rủi ro trước đây (mà doanh nghiệp đang áp dụng) không thể quản lý hữu hiệu các rủi ro phát sinh.
lxv
Các doanh nghiệp hiện nay cũng đang chịu áp lực từ bên thứ ba về việc quản lý tốt hơn các rủi ro liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với tỷ lệ là 55,5%.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phải chịu áp lực từ yêu cầu các bên liên quan về việc cần phải cải tiến cách thức quản lý rủi ro hiện nay, có thể do doanh nghiệp ít quan tâm đến rủi ro hoặc cách quản lý hiện tại chưa mang lại kết qủa mong muốn.
Về mặt tổ chức thực hiện, các doanh nghiệp cũng cho rằng cần thiết phải bổ nhiệm một người quản lý cấp cao điều hành, quản lý các rủi ro tại doanh nghiệp (72,2%). Và 94% các doanh nghiệp cho rằng cần tiếp cận các kỹ thuật để có thể định lượng chính xác sự tác động của các rủi ro. Điều này cho thấy cơ cấu tổ chức hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu để quản lý rủi ro một cách hữu hiệu và hiệu qủa đồng thời việc tiếp cận các kỹ thuật định lượng rủi ro là hữu ích đối với các doanh nghieọp hieọn nay.
2.4.2 Cơ cấu tổ chức liên quan đến việc quản lý rủi ro
Hầu hết các doanh nghiệp Việt nam hiện nay chưa có bộ phận chuyên biệt phụ trách chung về các vấn đề rủi ro liên quan đến doanh nghiệp. Ban kiểm soát – theo quy định của luật pháp Việt nam hiện nay – chỉ có chức năng chủ yếu là giám sát việc tuân thủ các quy định của giám đốc và các bộ phận cấp dưới. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn về cách thức quản trị rủi ro tại ngân hàng Phương Nam và công ty bảo hiểm nhân thọ Dai-i-chi Life. Ơû các doanh nghiệp này, chưa xây dựng hệ thống QTRR theo Báo cáo COSO năm 2004, tuy nhiên công ty Dai-i-chi Life đang có kế hoạch áp dụng trong thời gian tới. Bộ phận kiểm toán nội bộ chủ yếu giúp giám đốc trong việc kiểm tra sự tuân thủ của các bộ phận cấp dưới, khi các rủi ro ngoài các quy định cụ thể phát sinh thì Ban giám đốc sẽ trrực tiếp xử lý. Bảng 2.14 cho chúng ta cái nhìn tổng quát về cách thức kiểm soát tại các doanh nghiệp
Bảng 2.14 Cơ cấu kiểm soát tại các doanh nghiệp lớn Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát
Ban giám đốc
Kiểm toán nội bộ
Các phòng ban, bộ phận chức năng
Với cách thức tổ chức và quyền hạn được quy định như hiện nay, Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ không thể đối phó với rủi ro ngoài những rủi ro liên quan đến việc tuân thủ. Mặt khác, quy định hiện nay của Việt nam không bắt buộc những người quản lý phải có những biện pháp cụ thể để đối phó với rủi ro cũng như công bố những thông tin về rủi ro cho các bên liên quan đến doanh nghiệp. Do đó khi rủi ro phát sinh, đặc biệt là các rủi ro từ bên ngoài, thì các doanh nghiệp thưởng ứng phó một cách bị động, chưa có một chiến lược lâu dài và bài bản đối với rủi ro.
Tóm lại, cách thức quản lý rủi ro hiện nay tại các doanh nghiệp chưa đáp ứng chưa đáp ứng được yêu cầu mong đợi. Vì vậy, cần thiết phải tiếp cận một lý thuyết mới về rủi ro và xây dựng một mô hình quản lý rủi ro mới để có thể giúp doanh nghiệp quản lý hữu hiệu và hiệu qủa các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động.
lxvii
2.5 Đánh giá chung về KSNB và quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp Việt nam Các doanh nghiệp Việt nam đã có những nỗ lực rất lớn để nâng cao hiệu qủa hoạt động để đưa vị thế của doanh nghiệp lên một tầm cao mới trong quá trình hội nhập. Do đó việc hoàn thiện hệ thống KSNB và những nỗ lực để thực hiện quản lý tốt hơn các rủi ro cũng đã được các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của mình.
Bên cạnh đó, sự đổi mới, hoàn thiện các chủ trương chính sách và các quy định của Nhà nước, cùng sự phát triển của các loại hình dịch vụ trong nền kinh tế tạo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống KSNB và đa dạng hoá cách thức quản lý rủi ro phát sinh trong qúa trình hoạt động. Mặt khác, sự phát triển của thị trường chứng khoán và các yêu cầu về quản lý tốt hơn các rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện việc quản lý tại doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, sự cố gắng của doanh nghiệp và sự hoàn thiện của các yếu tố từ bên ngoài chưa hoàn toàn đưa doanh nghiệp phát triển như mong muốn, đặc biệt là việc kiểm soát hiệu qủa các rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động. Những vấn đề còn tồn tại là:
- Các doanh nghiệp chưa được tiếp cận về rủi ro liên quan đến doanh nghiệp một cách đầy đủ và hệ thống. Các chương trình đào tạo trước đây chủ yếu tập trung vào từng mảng rủi ro cụ thể của doanh nghiệp như rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng,…
mà chưa được xem xét một cách tổng thể và hệ thống cho toàn doanh nghiệp. Khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp mới chỉ phát triển ở Hoa Kỳ và các nước tiên tiến cuối năm 2004 và chưa được phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Người quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được đào tạo chuyên sâu về KSNB. Trong khi đó các chương trình đào tạo dành cho các cấp quản lý chủ yếu tập trung vào đào tạo các kiến thức về quản trị kinh doanh, không có hoặc rất ít các chuyên đề về KSNB.
- Các doanh nghiệp chưa có những biện pháp cần thiết để giữ người lao động làm việc lâu dài, tạo điều kiện để cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc cho người lao động. Do đó lực lượng lao động chưa hoàn thành tốt các yêu cầu nhiệm vụ và vì vậy làm giảm hiệu qủa của việc quản lý rủi ro.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu những kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn và phổ biến rộng rãi đến các thành viên trong doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp không xem xét hết các rủi ro và không có những chiến lược dài dạn để chủ động đối phó với rủi ro một cách hiệu qủa. Mặt khác, cũng tạo nên tư tưởng không gắn bó lâu dài của nhân viên.
- Nhà nước hoặc hiệp hội nghề nghiệp chưa ban hành các hướng dẫn về quản lý rủi ro, chưa quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc công bố và quản lý rủi ro. Điều này làm cho người quản lý cấp cao trong doanh nghiệp không có sự quan tâm đúng mực đến việc quản lý rủi ro.
- Các nhà quản lý thiếu các kiến thức và công cụ để lượng hoá các rủi ro. Việc lượng hoá vẫn bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố cảm tính, vì vậy có thể nhận dạng không hết các rủi ro hoặc đánh giá rủi ro không chính xác do đó hiệu qủa của việc quản trị rủi ro thấp.
- Thói quen sử dụng các dịch vụ bảo hiểm chưa phổ biến và các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tổn thất ở Việt Nam chưa đa dạng. Điều này làm cho doanh nghiệp không thể chia sẽ với các doanh nghiệp bảo hiểm và phải gánh chịu toàn bộ các tổn thất, dẫn đến sự thiếu hiệu qủa.
Vì vậy cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư nghiên cứu để xây dựng một chu trình quản lý các rủi ro hiệu quả là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt nam hiện nay. Một mặt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, một mặt giúp doanh nghiệp tiếp cận với những cách thức quản lý phổ biến ở các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập.
lxix
CHệễNG III
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC