Các kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng về kiểm soát nội bộ và những vấn đề về quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam (Trang 43 - 44)

- Cải thiện sự phân bổ nguồn vốn của đơn vị: Cĩ được đầy đủ thơng tin về rủi ro giúp nhà quản lý đánh giá tổng quát nhu cầu về vốn và tối ưu hố việc phân bổ

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1.2 Các kinh nghiệm

Việc áp dụng QTRR theo Báo cáo COSO năm 2004 giúp cho các doanh nghiệp cĩ sự chuẩn bị tốt hơn cho các loại rủi ro. Tuy nhiên quá trình áp dụng doanh nghiệp cũng gặp những khĩ khăn, đặc biệt trong vấn đề nhân sự. Những khĩ khăn liên quan đến việc huấn luyện nhân viên trong việc tiếp cận, quản lý và bảo vệ hệ thống QTRR.

Mặt khác, việc áp dụng QTRR tại doanh nghiệp cũng cần cĩ những yếu tố cơ bản để đảm thành cơng, và các doanh nghiệp cũng gặp phải những thách thức. Các yếu tố cần thiết để đảm bảo thành cơng là:

- Cần tập trung cho những rủi ro liên quan trực tiếp đến chiến lược và các mục tiêu của doanh nghiệp. Điều quan trọng là khơng nên suy nghĩ về rủi ro một cách qúa hẹp. Rủi ro lớn nhất mà một doanh nghiệp phải đương đầu là khơng thực hiện được các mục tiêu chung. QTRR trước hết hướng vào đồng thời các chiến lược và các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

- Nhìn nhận tồn diện và hệ thống các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Trong một số trường hợp cụ thể thì một rủi ro cĩ thể xem xét một cách riêng biệt. Tuy nhiên, thơng thường các rủi ro phải được xem xét một cách hệ thống, nghĩa là một rủi ro cĩ thể tác động đến nhiều mục tiêu và các rủi ro cĩ sự tương tác lẫn nhau. Các phản ứng với rủi ro cần phải xem xét đến những rủi ro mới phát sinh sau đĩ.

- QTRR là một quy trình quản lý cần được xây dựng trong nhiều năm. Để đạt đến một quy trình QTRR thực sự, doanh nghiệp cần phát triển qua năm cấp độ: tuân thủ, kiểm sốt, chu trình, quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tồn doanh nghiệp. Để đạt đến cấp độ sau cùng thì doanh nghiệp phải trải qua năm cấp độ này và qúa trình đĩ cĩ thể phải mất nhiều năm.

Các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi xây dựng và phát triển một hệ thống QTRR là:

- Sự quan tâm, ủng hộ của các nhà quản lý cấp cao. QTRR suy cho cùng là một chiến lược trong quản lý của doanh nghiệp, vì vậy một hệ thống QTRR sẽ khơng phát huy tác dụng khi khơng được sự ủng hộ, quan tâm đúng mức của người quản lý cao nhất và các nhà quản lý cấp cao.

- Các nguồn lực cần thiết để thực hiện hệ thống QTRR. Các nguồn lực này bao gồm con người với cơ cấu tổ chức phù hợp và những phương tiện kỹ thuật liên quan. Một hệ thống QTRR hồn chỉnh địi hỏi cần phải cĩ một người phụ trách về rủi ro cho tồn doanh nghiệp (CRO) để xem xét tổng quát các rủi ro và chỉ đạo việc triển khai thực hiện các yếu tố của QTRR tại doanh nghiệp.

- Duy trì sự hữu hiệu của hệ thống QTRR. Một hệ thống QTRR cần được xây dựng và hồn thiện trong thời gian dài và qua nhiều cấp độ, vì vậy sẽ là thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì mục tiêu hồn thiện hệ thống QTRR, nhiều hệ thống QTRR của các doanh nghiệp dừng lại giữa chừng, khơng tiếp tục hồn thiện lên cấp độ thấp hơn và điều này tác động đến hiệu quả của hệ thống.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khơng cần thiết phải phát triển đầy đủ hệ thống QTRR. Tuy nhiên, cần thiết phải cĩ một người phụ trách chung những vấn đề về rủi ro cho tồn doanh nghiệp, cĩ thể là giám đốc hoặc kế tốn trưởng. Điều quan trọng là phải nhìn nhận ý tưởng tổng thể về rủi ro, kiểm sốt và cơ hội từ quan điểm của Báo cáo COSO năm 2004.

Một phần của tài liệu Thực trạng về kiểm soát nội bộ và những vấn đề về quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)