c) Điều kiện kinh tế xã hộ
3.2.3. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, thủy sản
- Phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản cần chú ý mối quan hệ kinh tế công nghiệp giữa các vùng nhất là các trung tâm công nghiệp ở các khu vực thành thị có mối quan hệ mật thiết với công nghiệp như chế biến lương thực - thực phẩm và đông lạnh thủy sản... chú trọng phát triển cơ sở công nghiệp nhỏ, kết hợp và phát huy các loại hình công nghiệp, hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác một cách thiết thực và hiệu quả. Gắn mô hình công nghiệp với nông nghiệp, gắn sản xuất với vùng nguyên liệu.
- Dự kiến giá trị ngành công nghiệp thời kỳ 1999-2000 tăng bình quân 13,4%, thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 16,12%, thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 17,75%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong giá trị sản xuất chung của khu vực sản xuất nông nghiệp năm 1998 là 10,9%, năm 2000: 11,7%, năm 2005: 15,5% và năm 2010: 22%.
Phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu:
Bảo quản và chế biến lương thực:
Sản lượng lương thực (thóc) sẽ đạt trên 2 triệu tấn vào năm 2000, trên 2,5 triệu tấn vào năm 2005 và trên 3 triệu tấn vào năm 2010, trong đó vụ lúa Hè thu thường chiếm trên 40% tổng sản lượng cả năm, cần chú trọng khâu phơi - sấy và bảo quản sau thu hoạch. Đảm bảo trên 90% sản lượng lúa được chế biến, trong đó chế biến gạo xuất khẩu 350-400 ngàn tấn năm 2000 và 600-700 ngàn tấn 2010. Dự kiến phát triển như sau:
- Về bảo quản: Kết hợp nhiều hình thức làm khô lúa để sau khi thu hoạch đạt độ ẩm cần thiết đảm bảo chất lượng, hạn chế tổn thất. Từng bước trang bị máy sấy với công suất từ 0,52-2tấn/mẻ cho hộ nông nghiệp hoặc 3-5 tấn/mẻ cho các hộ làm dịch vụ.
- Về chế biến: năm 1998 toàn tỉnh có 508 cơ sở xay xát với công suất 810.000tấn/năm, dự kiến đến năm 2000: 1 triệu tấn/năm, năm 2005: 1,4 triệu tấn/năm và 2010: 2,0-2,5 triệu tấn/năm.
- Đối với vùng sản xuất nông nghiệp nên trang bị các máy xay xát gạo công suất 0,8-1 tấn/giờ hoặc dây chuyền đơn giản gồm xay xát, sàng phân loại công suất 1-2 tấn/giờ để xay xát tiêu dùng nội địa. Đổi mới các máy xay xát cũ, lạc hậu bằng các máy chất lượng tốt hơn, nâng chất lượng và đưa tỷ lệ thu hồi gạo từ 64-65% lên 67-68%.
Để xay xát phục vụ xuất khẩu cần trang bị các dây chuyền xay xát, phân loại, đánh bóng công suất 50 tấn/ngày, địa điểm nhà máy được bố trí các cụm: An Biên (Kinh làng thứ 7), Giồng Riềng, Tân Hiệp, Hòn Đất. các cơ sở xay xát gạo để tiêu dùng nội địa do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhiệm.
Chế biến mía đường:
Dự kiến sản lượng mía đường năm 2000 sẽ đạt khoảng 648.000 tấn, 2005: 1 triệu tấn và năm 2010: 1,4 triệu tấn. Hiện nay toàn tỉnh có một nhà máy đường công suất 1000 tấn mía/ngày, 87 lò đường thủ công với công suất mỗi lò khoảng 10 tấn mía/ngày. Tổng năng lực chế biến khoảng 300 ngàn tấn mía cây, lượng mía dư thừa này hiện đang hút sang những vùng lân cận như: Vị Thanh, Phụng Hiệp... để nâng tỷ lệ sản lượng mía được chế biến đạt từ 70% trở lên từ năm 2010, thời kỳ 2006-2010 sẽ xây dựng nhà máy đường công suất là 2000 tấn/ngày. Đối với các lò đường thủ công, trong từng thời kỳ cần đánh giá lại và có hướng đầu tư giúp cho các chủ cơ sở đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, phát triển ổn định 90 cơ sở cho phù hợp với từng khu vực để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các vùng nguyên liệu, khắc phục tình trạng nguyên liệu chạy ra khỏi tỉnh.
Chế biến dứa và nước trái cây:
Kiên Giang hiện có sản lượng dứa lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện nay chủ yếu chỉ bán trôi nổi trên thị trường nội địa. Dự kiến sản lượng năm 2000: 126 ngàn tấn, năm 2005: 224 ngàn tấn, năm 2010: 320 ngàn tấn và sản lượng các loại trái cây khác sẽ có khoảng trên 200 ngàn tấn. Dự kiến sẽ phát triển mạnh công nghiệp chế biến dứa và trái cây.
Từ năm 1985 tỉnh Kiên Giang đã có nhà máy chế biến dứa đông lạnh, năm 1990 đã hợp tác với Thái Lan xây dựng Nhà máy nước dứa cô đặc công suất 1.950 tấn/năm, năm 1993 bị phá sản do bị thiếu thị trường cộng với trang thiết bị lạc hậu. Đến nay thị
trường truyền thống (Liên Xô cũ) đã quan hệ trở lại và thị trường mới được mở rộng để tiêu thụ sản phẩm. Năm 1998 Công ty Xuất nhập khẩu rau quả đã xây dựng nhà máy chế biến nước trái cây công suất 1500 tấn/năm, năm 1999 đang xây dựng nhà máy nước dứa và dứa hộp. Cơ sở này chế biến 70% thì mới chế biến được 40% sản lượng. Dự kiến từ sau năm 2005 sẽ mở rộng công suất chế biến dứa và trái cây lên gấp đôi.
Chế biến hạt điều:
Thời kỳ 2005-2010 sẽ xây dựng nhà máy chế biến hạt điều (ở Phú Quốc hoặc ở Hòn Đất) công suất 1500 tấn/năm. Sẽ phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cây điều: Chế biến kẹo từ nhân điều, nước giải khát từ quả điều...
Chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Kiên Giang có đàn gia súc và gia cầm khá lớn, dự kiến tổng đàn đến năm 2010 khoảng 600 ngàn con heo và 6-7 triệu con gia cầm. Lượng thức ăn gia súc sẽ tiêu thụ vào năm 2000 khoảng 180 ngàn tấn, năm 2005: 250 ngàn tấn, năm 2010: 363 ngàn tấn.
- Hiện nay tại tỉnh chưa có cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, nên phải nhập từ bên ngoài vào. Trong thời gian tới (từ 2005) sẽ xây dựng nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm, đối với mặt hàng trứng vịt muối xuất khẩu cũng sẽ được khôi phục. Về cơ sở giết mổ gia súc cần phải quy hoạch sắp xếp lại kết hợp với giết mổ thủ công cơ giới hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.