c) Điều kiện kinh tế xã hộ
S TT Hạng mục ĐV tính
TT Hạng mục ĐV tính Hiện trạng Dự kiến 2000 2005 2010 1 Trâu con 10.692 12.000 13.000 15.000 - Cày kéo 8.043 9.800 9.800 11.300 2 Bò " 9.918 15.000 15.000 20.000 - Cày kéo 2.561 41.000 4.100 5.500 3 Heo " 220.223 400.000 400.000 600 - Heo nái 26.841 40.100 40.100 60.200 4 Gia cầm 1000 con 2.260 5.000 5.000 6.000
- Đàn gia cầm: Phát huy ưu thế phát triển về vịt, đặc biệt là vịt chạy đồng ở vùng Tây sông Hậu. Tăng quy mô đàn, từng bước cải tạo đàn vịt theo hướng tăng tỷ lệ các giống có chất lượng cao, tăng trọng nhanh, trong đó tăng đàn vịt đẻ để xuất khẩu trứng. Quy mô đàn vịt sẽ tăng từ 1,1 triệu con năm 1998, 1,3 triệu con vào năm 2000, 2000 triệu con vào năm 2005 và 3 triệu con vào năm 2010. Đối với chăn nuôi gà khuyến khích hộ gia đình nuôi chủ yếu để đảm bảo cải thiện cho nhân dân trong vùng và chăn nuôi gà công nghiệp ven đô thị và thị trấn, thị tứ.
- Đàn trâu, bò: Chú trọng phát triển đàn bò ở Phú Quốc, Kiên Lương trước mắt theo hướng lấy thịt, sau phát triển theo hướng lấy thịt và lấy sữa, từng bước sinh hóa đàn bò. Phát triển đàn trâu chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Dự kiến đàn trâu sẽ tăng từ 10.692 con năm 1998 lên 12.000 con năm 2000, 13.000 con năm 2005 và 15.000 con vào năm 2010.
- Để tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển nhanh và ổn định trong tương lai, cần củng cố và xây dựng hai mô hình chăn nuôi:
+ Mô hình chăn nuôi gia đình: Mô hình chăn nuôi này chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài. Vì vậy để hỗ trợ cho chăn nuôi gia đình phát triển sẽ chú trọng nâng cao kỹ thuật
chăn nuôi trong nhân dân, mặt khác sẽ có sự hỗ trợ tích cực đối với mô hình này thông qua việc cung cấp giống, vốn thức ăn và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý, để mô hình chăn nuôi gia đình ngày càng phát triển ổn định.
+ Mô hình chăn nuôi công nghiệp: Mô hình này thích hợp với phương thức chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và rất thích hợp cho việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi. Hiện nay Kiên Giang mô hình này còn rất ít, tỉnh nên có chủ trương chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mô hình này.
- Để khuyến khích các mô hình chăn nuôi nói trên phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao, tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, chế biến sản phẩm chăn nuôi, liên doanh liên kết tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức tốt khâu thú y, hỗ trợ vốn tín dụng. Nhà nước nên có chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức và cá nhân chăn nuôi heo công nghiệp.
Phát triển ngành lâm nghiệp:
Tăng cường bảo vệ và duy trì vốn rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng theo quy hoạch, trước hết trồng phủ xanh toàn bộ diện tích đất rừng phòng hộ và đặc dụng, đặc biệt chú trọng và ưu tiên cho các khu vực được phân cấp phòng hộ rất xung yếu và xung yếu. Trong phát triển vốn rừng cần chú ý khoanh nuôi tái sinh kết hợp với bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng.
Tổng diện tích rừng dự kiến đến năm 2010: 105.943ha. bao gồm đất đã có rừng: 69.837 ha, trồng mới: 36.106 ha. Cụ thể như sau:
- Đất đã có rừng năm 1998: 89.404 ha, trong đó: đất có rừng của Công ty quốc tế Kiên Tài 22.567 ha, còn lại 68.837 ha. Dự kiến trồng rừng trong các dự án đang được vận hành (không kể Kiên Tài) là 20.728 ha, bao gồm:
+ Các dự án rừng đặc dụng: 4.623ha
- Dự án rừng đặc dụng Phú Quốc: 1.645ha
- Dự án rừng đặc dụng Hòn Chông: 2.978ha
- Dự án rừng phòng hộ Phú Quốc: 6.623ha
- Dự án khu P.H An Minh Bắc- Minh Thuận: 2.032ha
- Dự án rừng phòng hộ ven biển: 534ha
- Dự án rừng phòng hộ Kiên Hải: 1.674ha
- Dự án rừng phòng hộ biên giới Hà Tiên: 1.072ha
+ Diện tích rừng sản xuất: 4.173ha
- Giao cho các hộ dân ở Hà Tiên: 2.050ha
- Giao cho các hộ dân ở Hòn Đất: 2.133ha
Trong khu vực của Kiên Tài dự kiến phát triển 12.705 ha rừng (khoảng 30% diện tích toàn khu vực) trong đó trồng mới trên đất trũng, than bùn: 6.700ha với chức năng phòng hộ, phủ lại rừng tràm trên diện tích đã trồng bạch đàn (sau khi đã khai thác) 6.000 ha.
Dự kiến phân phối đất lâm nghiệp thời kỳ 1999-2010
Hạng mục Năm 1998 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 P.án 1 P.án 2 Đất lâm nghiệp 113.590 120.832 107.104 105.943 124.147 1. Đất có rừng tự nhiên 57525 54.374 54.529 53.918 51.638 1.1 Rừng sản xuất 10.651 5.791 5.783 5.769 5.769 1.2 Rừng phòng hộ 22.126 29.178 29.341 29.225 26.946 1.3 Rừng đặc dụng 24.748 19.405 19.405 18.924 18.923 2. Đất có rừng trồng 56.062 66.456 52.574 52.024 72.508 2.1 Rừng sản xuất 53.168 58.339 36.438 35.908 61.989 2. Rừng phòng hộ 2.725 4.868 10.421 10.401 9.047
3. Rừng đặc dụng 172 3.250 5.716 5.716 1.473
Để phủ xanh diện tích đất chưa có rừng, bảo vệ và chăm sóc diện tích rừng hiện có cần tổ chức thực hiện tốt theo dự án trồng 5 triệu ha rừng của Trung ương, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giao đất khoán rừng cho từng hộ gia đình, rà soát lại diện tích đất có rừng, chưa có rừng để phân định rõ ranh giới trên thực địa các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất trên phạm vi toàn tỉnh và của từng dự án, thực hiện tốt phương thức lâm- nông, lâm-ngư kết hợp, đẩy nhanh việc thực hiện dự án khu vực đệm U Minh, xây dựng các mô hình chuyển giao công nghệ. Riêng khu vực Kiên Tài cần xây dựng một dự án riêng nhằm sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, sử dụng hợp lý quỹ đất và vốn rừng trong khu vực dự án.
Phát triển thủy hải sản (đánh bắt và nuôi trồng):
- Trong những năm tới cần tập trung vào chương trình khai thác ngoài khơi, từng bước thâm canh tăng năng suất nuôi trồng thủy sản, xây dựng một số cơ sở hậu cầu tại địa bàn nông thôn phục vụ nghề cá.
- Dự kiến với giá trị sản xuất ngành thủy sản thời kỳ 1999-2000 tăng 6,05%, thời kỳ 2001-2005 là 6,15% và thời kỳ 2006-2010 là 7,39% (đánh bắt tăng 6,29% và nuôi trồng 13,26%). Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản so với giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 là 14,7%, năm 2010 là 11%. Trong ngành thủy sản thì tỷ trọng giá trị sản phẩm nuôi trồng năm 1998 chiếm 5,4%, năm 2000: 8,95%, năm 2005: 14,19% và 2010: 18,5%.
- Sản lượng thủy sản năm 2000: 232.763 tấn, năm 2010: 331.110 tấn, trong đó nuôi trồng là 41.110 tấn.
- Tập trung vào chương trình đánh bắt xa bờ, đổi mới tăng cường năng lực khai thác, sắp xếp cơ cấu nghề cá, chú trọng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, sớm chuyển đổi ngành nghề phù hợp đối với phương tiện khai thác gần bờ hiện có, nghiêm cấm loại nghề đánh bắt thủy sản trong thời kỳ sinh sản và bằng chất nổ, xung điện, chất độc... bảo đảm khai thác ổn định, bền vững và hiệu quả. Kế hoạch phát triển tàu thuyền khai thác thủy sản những năm tới như sau:
- Thời kỳ 1998-2000 tăng 180 chiếc tương ứng 50.255 CV, đến hết năm 2000 đạt số lượng 7.300 chiếc tổng công suất 530.000CV.
- Thời kỳ 2001-2005 tăng 350 tàu công suất tăng 100.000 CV, đến năm 2005 đạt số lượng 7.650 tàu với công suất 730.000 CV.
- Chú trọng xây dựng đội tàu quốc doanh và hình thành các tổ hợp tác khai thác khơi đủ mạnh, tăng cường phương tiện thông tin liên lạc và cứu hộ đầy đủ. Tăng cường đào tạo đội ngũ thuyền trưởng, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận trình độ quản lý tàu công suất lớn và kỹ thuật khai thác khơi, nắm vững các kiến thức sử dụng máy, hiểu biết về ngư trường, hàng hải, thông tin liên lạc, kỹ thuật bảo quản sơ chế sản phẩm trên biển.
Bảng các chỉ tiêu phát triển thủy hải sản
(Đơn vị: tấn)
Hạng mục Năm 1998 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tổng sản lượng thủy sản 219.027 235.763 275.800 331.110 1. Sản lượng đánh bắt 210.100 220.000 250.000 290.000 Trong đó:- Tôm 14.0000 23.000 25.000 29.000 - Mực 160.500 14.500 15.000 17.000 - Cá 15.000 165.000 188.000 220.000 Hải sản khác 8.927 17.500 20.000 24.000 2. Sản lượng nuôi trồng: 1.120 15.763 25.800 41.110 Trong đó: - Tôm 1.548 2.100 3.130 - Cá lồng biển 3 15 100 180 - Cá nước ngọt 4.314 6.800 14.400 23.800
- Sò huyết 7.400 9.200 14.000
Nuôi trồng thủy sản:
Xây dựng quy hoạch, phân vùng để sử dụng tối đa mặt nước nuôi trồng theo hướng đa dạng hóa thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn ven các đảo, ven biển, ven sông Cái Lớn, Cái Bé và các cửa sông.
+ Nuôi tôm: Phát triển nghề nuôi tôm nước lợ theo tuyến ven biển thuộc huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất. Diện tích nuôi tôm phát triển lâu dài được giới hạn từ đê quốc phòng, đê ngăn mặn trở vào đến đê Canh Nông (An Biên, An Minh, Hòn Đất). Riêng đối với huyện Kiên Lương và Thị xã Hà Tiên nuôi tôm ở ven Đông Hồ giáp kinh Rạch Giá đi Hà Tiên và kinh Hà Giang, ven kinh từ Dương Hòa đi Hòa Điền, phía giáp kinh Rạch Giá- Hà Tiên. Diện tích nuôi tôm năm 2000 là 3.650 ha, năm 2005 là 3.500ha và năm 2010 là 3.280 ha.
+ Nuôi sò ven bờ biển: Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi sò theo bãi triều ven biển của huyện An Minh, An Biên và mở thêm khu vực Hòn Đất. Diện tích nuôi sò năm 2000: 2.200 ha, năm 2005: 2.300ha, năm 2010: 2.400ha, kết hợp nuôi sò thịt với sò giống (vùng nuôi sò giống chủ yếu là khu vực xã Nam Thái - huyện An Biên). Tăng cường biện pháp kỹ thuật và phòng trị bệnh cho sò để tăng năng suất và sản lượng nuôi.
+ Nuôi cá lồng trên biển: Đây là hình thức nuôi tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam ở một số tỉnh phía Bắc và miền Trung bước đầu thử nghiệm nuôi cá cam, cá bốp, cá mè... cho kết quả khá. Tại Phú
Quốc năm 1997 đã nuôi thí nghiệm 100m3 với các giống cá mú, cá sông đạt sản lượng 3
tấn, dự kiến năm 2000 quy mô nuôi: 500 m3, năm 2005: 3000m3 năm 2010: 6000m3.
Vùng nuôi cá lồng tập trung tại khu vực ven biển Hà Tiên và xung quanh các đảo huyện Phú Quốc, Kiên Hải.
+ Nuôi cá nước ngọt: Trước mắt tập trung chủ yếu ở vùng bán đảo Cà Mau, sau đó có thể mở dần sang các vùng sinh thái khác của tỉnh. Phương thức nuôi khá phong phú như nuôi trong ruộng lúa, trong rừng tràm, trong ao-hầm. Diện tích nuôi năm 2000: 26.600ha (cá ruộng 16.000ha, cá rừng tràm 10.000ha, cá ao 600ha), năm 2005, 36.700ha
(cá ruộng 16.000 ha, cá rừng tràm 20.000ha và cá ao 700ha), năm 2020: 50.800 ha (cá ruộng 16.000ha, cá rừng tràm 34.000ha và cá ao 800ha).
+ Nuôi các loại đặc sản (nuôi cấy ngọc trai, cá sấu...): Nuôi cấy ngọc trai chủ yếu ở vùng biển Phú Quốc và Kiên Hải, năm 2000 là 100.000 con, và năm 2010 là 200.000 con, nuôi cá sấu ổn định khoảng 700 con...
Để thực hiện dự kiến trên, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa