Phương hướng bố trí sản xuất, và hướng phát triển của một số cây, con chủ yếu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 53 - 56)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.1. Phương hướng bố trí sản xuất, và hướng phát triển của một số cây, con chủ yếu

con chủ yếu

+ Phương hướng bố trí sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới

- Đất nông nghiệp tăng từ 388.538 ha năm 1998 lên 396.795 ha năm 2000, 444.664 ha năm 2005 và 438.339 ha năm 2010, trong đất nông nghiệp, đất lúa tăng tương ứng từ 304.296 ha lên 307.511 ha năm 2000, 340.875 ha năm 2005 và 333.383 ha năm 2010, đất cây công nghiệp hàng năm từ 11.036 ha năm 1998 lên 20.707 ha năm 2000, 29.982 ha năm 2005 và 30.340ha năm 2010, đất cây lâu năm từ 42.436 ha năm 1998 lên 47.763 ha năm 2000, 66.324 ha năm 2005 và 69.908 ha năm 2010. Thực hiện khai hoang phục hóa ở vùng tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh phát triển mô hình lúa - cá, mía - cá, rừng - cá. Tăng vòng quay của đất từ 1,69 lần năm 1998 lên 2 lần năm 2010.

Bố trí sản xuất:

- Cây lúa: Bố trí rộng khắp trên tất cả các huyện đất liền của tỉnh, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ kết hợp với mở rộng diện tích ở các vùng tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng giảm diện tích 1 vụ mùa, tăng diện tích 2 vụ Đông xuân - Hè thu, nâng diện tích gieo trồng lúa từ 484.068 ha năm 1998 lên 555.721 ha năm 2000, 659.504 ha năm 2005 và 675.103 ha năm 2010.

Tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa với tất cả các vụ trong năm, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật canh tác, phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM), từng bước chủ động tưới tiêu, chống lũ, ngăn mặn,

đưa năng suất lúa bình quân từ 4,02 tấn/ha năm 1998 lên 4,08 tấn/ha năm 2000, 4,39 tấn/ha năm 2005 và 4,74 tấn/ha năm 2010.

Sản lượng lúa tăng tương ứng từ 1.912.115 tấn năm 1998 lên 2.254.987 tấn năm 2000, 2.837.573 tấn năm 2005 và 3.239.075 triệu tấn năm 2010.

Tăng chất lượng lúa xuất khẩu, hình thành vùng lúa đặc sản quy mô 80.000ha, tăng cường chỉ đạo mùa vụ để thu hoạch trước khi lũ về ở vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu.

Các loại màu lương thực như khoai lang, và bắp sẽ được phát triển để phục vụ cho chăn nuôi, trước mắt trồng ở các huyện Hòn Đất, Hà Tiên, Châu Thành, sau đó sẽ mở rộng sang vùng tây sông Hậu theo mô hình canh tác 2 lúa + 1 màu.

- Cây công nghiệp ngắn ngày:

+ Cây mía có vai trò góp phần trong việc giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông hộ và công nghiệp hóa nông nghiệp. Sẽ được trồng tập trung ở vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau trên nền đất mía cũ và mở rộng trên diện tích vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả và một phần đất chưa sử dụng. Diện tích mía sẽ tăng từ 9.829ha năm 1998 lên 13.500 ha năm 2000, 18.150 ha năm 2005 và 21.400ha năm 2010. Sản lượng mía tăng tương ứng từ 396.190 tấn năm 1998 lên 648.900 tấn năm 2000, 1.036.100 tấn năm 2005 và 1.399.000 tấn năm 2010.

+ Cây dứa: Cải tạo dần giống khóm theo yêu cầu chế biến và phù hợp với thị hiếu của thị trường thế giới. Địa bàn sản xuất chính thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương. Diện tích dự kiến năm 2000: 11.600 ha, năm 2005: 16.000 ha và năm 2010: 21.500ha. Sản lượng dứa năm 2000 là 126.650 tấn, năm 2005 là 199.000 tấn và năm 2010 là 305.500 tấn.

+ Cây ăn quả khác: tập trung cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn quả chuyên và thâm canh với năng suất cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Dự kiến diện tích cây ăn trái năm 2000: 5.557ha, năm 2005: 13.360ha, năm 2010: 19.405ha.

Các loại cây ăn quả chính có thể phát triển ở Kiên Giang là xoài, quít, nhãn, chuối, đu đủ, sabô... Sản lượng trái cây các loại năm 2010 khoảng 221 ngàn tấn.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Cây dừa: ổn định diện tích khoảng 10.000ha tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Tây sông Hậu, hải đảo.

+ Cây tiêu: Xây dựng vùng chuyên canh cây tiêu chủ yếu tập trung ở Phú Quốc để xuất khẩu, ngoài ra còn phát triển với quy mô nhỏ và phân tán ở Hà Tiên, dự kiến diện tích năm 2000: 528 ha, năm 2005: 735ha và năm 2010 là 1050ha, sản lượng năm 2000: 1206 tấn, năm 2005: 1757 tấn và năm 2010: 2625 tấn.

+ Cây điều: Hình thành vùng chuyên canh cây điều tập trung ở Phú Quốc, Hòn Đất, Kiên Lương, diện tích cây điều năm 2000: 1.850 ha - sản lượng 645 tấn, năm 2005: 5001 ha - sản lượng 2661 tấn và 2010 diện tích 7213 ha - sản lượng 5364 tấn.

Phát triển ngành chăn nuôi:

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, tận dụng điều kiện thiên nhiên,các sản phẩm của trồng trọt và hải sản có lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đặc biệt là giống mới có năng suất chất lượng cao.

- Dự kiến giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thời kỳ 1999-2000 tăng 19,67%, thời kỳ 2001-2005 tăng 13,18% và thời kỳ 2006-2010 tăng 13%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 là 7,7%, năm 2005 là 10,5% và 2010 là 16%.

- Đàn heo: Mở rộng phát triển đàn heo theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, từng bước nâng cao chất lượng đàn heo theo hướng nạc hóa, giảm chi phí thức ăn. Dự kiến tăng quy mô tổng đàn từ 220.233 con năm 1998, lên 300.000 con năm 2000, 400.000 con năm 2005 và 600.000 con vào năm 2010.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)