c) Điều kiện kinh tế xã hộ
3.2.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần để phát triển kinh tế nông nghiệp
Giang
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) kinh tế nông nghiệp phát triển không ngừng và đã đóng góp xứng đáng cho nền kinh tế quốc dân, cho nhu cầu của khu công nghiệp, đô thị trong tỉnh như: Tăng nhanh nông sản, và nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và còn nhiều mâu thuẫn trong quá trình phát triển.
Nhận thức của xã hội, của các cấp lãnh đạo, các ngành, các địa phương về khu vực kinh tế này chưa thống nhất, nên chưa có chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển mô hình kinh tế này phát triển đúng với thế mạnh của nó. Các chính sách: ruộng đất, thuế, tín dụng, đầu tư, xuất nhập khẩu vẫn chưa có tác dụng, nhằm kích thích phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh làm giàu chính đáng. Vai trò quản lý của Nhà nước chưa thể hiện một cách rõ nét.
Trước mắt những năm tiếp theo kinh tế nông nghiệp vẫn là cơ sở quan trọng cấu thành hệ thống vững chắc của nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng, do vậy những giải pháp đề ra để khắc phục những thiếu sót, tồn tại như đã nêu trên, có nhiều chính sách liên quan đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương, để kinh tế nông nghiệp Kiên Giang phát triển cần quan tâm một số chính sách chủ yếu sau đây:
3.2.1. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần để phát triển kinh tế nông nghiệp triển kinh tế nông nghiệp
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) đã đề ra chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế nông
hiệu quả kinh tế cao, khai thác đồi núi trọc, bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt ngoài khơi; xây dựng các nông-lâm-ngư trại với quy mô thích hợp".
Quán triệt và vận dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng vào lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, cần chăm lo xây dựng khu vực kinh tế Nhà nước để giữ vai trò chỉ đạo, thực hiện chức năng định hướng, làm đòn bẩy, mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, đồng thời giữ vai trò can thiệp và điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tiến đến thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh quản lý, từng bước xây dựng và phát triển kinh tế tư bản Nhà nước trên địa bàn của tỉnh ở một số lĩnh vực, coi đây là một hướng quan trọng để thực hiện xã hội hóa từng bước lực lượng sản xuất, kích thích và đảm bảo lợi ích, nhất là lợi ích vật chất một cách trực tiếp của người lao động, phát huy cao độ quyền làm chủ của người lao động. Mặt khác, cần xây dựng và phát huy vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa-xã hội của doanh nghiệp nhà nước trong nông-lâm nghiệp, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Đổi mới và tăng cường hoạt động kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, làm tốt chức năng là trung tâm, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh thực hiện tốt mối liên minh công nông về kinh tế. Chống buôn lậu có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc cân đối cung-cầu, tiền-hàng. Ngoài ra, khu vực kinh tế Nhà nước phải có mối quan hệ kinh tế tích cực với hộ nông dân lao động, để vừa liên minh được với họ và vừa hạn chế sự thôn tính, bóc lột của các loại tư bản vừa mới xuất hiện trên địa bàn nông thôn.
Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần khảo sát, điều tra tình hình về vốn, lao động, đất đai, tư liệu sản xuất, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của xã viên ở các đơn vị kinh tế hợp tác, để trên cơ sở đó đề ra phương hướng củng cố, phát triển kinh tế hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và nông dân.
Khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ nhằm giải quyết khó khăn về vốn, khoa học công nghệ, thông tin thị trường, đất đai để nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động.
Khuyến khích thành phần tư bản tư nhân đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, xóa bỏ định kiến đối với kinh tế tư nhân. Sự hồi sinh của kinh tế hộ và sự phát triển kinh tế trang trại là kết quả việc vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế nhiều thành phần mà trực tiếp là kết quả của quá trình thực hiện chính sách đổi mới về phát triển kinh tế nông nghiệp.