Thực trạng kinh tế nông nghiệp những năm gần đây

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 41 - 49)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

2.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp những năm gần đây

- Trong những năm gần đây nông nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa ổn định, giá trị tăng thêm bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,4%, thời 1996 - 1998 giảm xuống còn 4,2%. Năm 1998 giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp đạt 2.462 tỷ đồng chiếm 66% GDP khu vực nông thôn, bằng 170% so với năm 1990.

- Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, hướng mở rộng diện tích canh tác và tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng:

* Từ năm 1990 đến năm 1998. Đất nông nghiệp tăng thêm 117.712 ha chủ yếu do khai hoang mở rộng diện tích ở vùng tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.

* Hệ số sử dụng đất lúa tăng tương ứng từ 1,32 lần lên 1,8 lần, đất lúa 2 và 3 vụ chiếm gần 72% đất canh tác lúa.

* Đất màu và cây lâu năm ngày càng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Công tác khuyến nông, khuyến ngư đã từng bước được tăng cường và có nhiều cố gắng trong việc phổ biến khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả phát triển với quy mô ngày càng lớn như mô hình lúa - cá, mía - cá, cải tạo vườn tạp, nông - lâm - ngư kết hợp...

Cơ giới hóa trong nông nghiệp chủ yếu mới tập trung cho cây lúa, các cây trồng khác và chăn nuôi còn thấp. Đối với đất lúa cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết cơ bản khâu làm đất, suốt lúa, bảo vệ thực vật, một phần khâu bơm tưới nhưng chủ yếu là cơ khí nhỏ, riêng khâu gieo cấy và thu hoạch chủ yếu làm thủ công. Đến năm 1998 diện tích lúa được cơ giới hóa ở các khâu: 90% khâu làm đất, 56% khâu bơm tưới, 90% khâu suốt lúa và 100% khâu bảo vệ thực vật. Năm 1998 toàn tỉnh có 1.100 máy kéo nhỏ, 2.200 máy suốt lúa, 1.100 máy bơm nước các loại.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp được tăng cường đặc biệt là thủy lợi đầu nguồn, đáp ứng một phần yêu cầu tưới, tiêu cho sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng được tăng cường từ nhiều nguồn khác nhau.

Trồng trọt:

Trồng trọt là ngành sản xuất chính, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp. Các cây trồng chính được phát triển với quy mô lớn: Lúa, mía, khóm.

Sản xuất lúa:

Sản xuất lúa phát triển nhanh và vững chắc, tốc độ tăng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 - 1995 là 9%, thời kỳ 1995-1998 là 4,9%. Năng suất tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 - 1995 là 4,78% và hầu như không tăng trong thời kỳ 1995 - 1998. Sản lượng lúa tăng bình quân thời kỳ năm 1990 - 1995: 14,31% và thời kỳ 1995 - 1998: 4,5%. Năm 1998 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 1.926.019 tấn, bình quân đầu người 1.293kg, riêng huyện Hòn Đất đạt 2.000kg và trong huyện có 6 xã đạt 6.000kg.

Lúa Đông xuân là vụ sản xuất chính, diện tích gieo trồng tăng rất nhanh, từ 45.323ha (1990) lên 162.189ha (1998) tỷ trọng tổng diện tích gieo trồng lúa tăng từ 18,6% (1990) lên 33,5% (1998), năng suất lúa đông xuân tăng rất nhanh, năm 1998 đạt 5,36 tấn/ha, sản lượng 869,333 tấn, chiếm tới 45,1% tổng sản lượng lúa cả nước.

Tương tự lúa Đông xuân, lúa Hè thu phát triển khá nhanh nhưng còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng, năm 1998 so với lúa cả năm lúa Hè thu chiếm từ 46,5% về diện tích, 43% về sản lượng.

Lúa vụ 3 đã được trồng với diện tích đáng kể, nhưng do chưa chủ động được chống lũ nên phát triển rất chậm và quy mô nhỏ so với các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long và trong quỹ đất lúa của tỉnh.

Lúa mùa bị thu hẹp nhanh về diện tích cho chuyển sang trồng 2 vụ Hè thu - Đông xuân từ 153.652 ha (1990) xuống 98.840 ha (1998). Năng suất trung bình giảm tương ứng từ 2,7 tấn/ha xuống 2,36 tấn/ha.

Sản xuất mía:

Cây mía phát triển khá nhanh và tương đối ổn định, diện tích tăng từ 4.485 ha năm 1990 lên 9.545 ha năm 1998. Ưu thế trong sản xuất mía ở Kiên Giang là đã hình thành vùng chuyên canh tập trung, mùa vụ thu hoạch dài. Hạn chế chính là năng suất và trữ lượng đường còn thấp.

Sản xuất khóm:

Phát triển nhanh trong thời kỳ 1985 - 1987, sau đó chững lại và giảm nghiêm trọng trong thời kỳ 1991 - 1995. Nguyên nhân chính là bị khủng hoảng thị trường tiêu thụ. Từ năm 1996 đến nay phát triển tương đối ổn định, chất lượng khóm rất tốt, ưu thế cạnh tranh khá cao. Nhưng muốn phát triển ổn định lâu dài cần phải tạo được thị trường tiêu thụ ổn định các sản phẩm công nghiệp từ dứa.

Chăn nuôi:

Tỉnh có lợi thế về nguồn lao động và nguồn thức ăn dồi dào, kể cả nguồn thức ăn giàu chất đạm, nhưng chăn nuôi tuy có phát triển nhưng còn chậm và chưa ổn định, chủ yếu theo hướng tự phát, chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất hàng hóa còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chính là chưa tạo được thị trường tiêu thụ lớn và ảnh hưởng các yếu tố lũ - phèn - mặn.

* Đàn bò trong vài năm gần đây có tăng nhưng tổng đàn năm 1998 chỉ bằng 64% năm 1990. Đàn trâu giảm nhanh, tổng đàn năm 1998 chỉ bằng 34% năm 1990.

* Đàn heo phát triển với tốc độ chậm, năm 1998 đạt quy mô tổng đàn 220.233 con, bình quân 1 ha đất nông nghiệp chỉ có 0,57 heo, bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ nuôi 0,9 đầu heo. Đây là mức thấp so với trung bình toàn đồng bằng sông Cửu Long.

* Đàn gia cầm phát triển khá, tốc độ tăng tổng đàn bình quân hàng năm khoảng 4 - 5%.

Lâm nghiệp:

- Trồng rừng và bảo vệ rừng được quan tâm đầu tư, đến cuối năm 1998 trong tổng số 165.800 ha đất quy hoạch lâm nghiệp đã có 101.070 ha rừng, bằng 61% diện tích. Từ năm 1990 đến năm 1998 bằng nguồn vốn chương trình 327 và liên doanh Kiên Tài, đã trồng 30.712 ha rừng (trong đó chương trình 327 là 15.444 ha, liên doanh Kiên Tài 15.268 ha), chăm sóc 15.052 ha, phục hồi 3.500 ha... công tác bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ làm giảm diện tích cháy rừng hàng năm.

- Riêng liên doanh Kiên Tài, cho đến nay tỉnh đã cấp quyền sử dụng đất là 39.399 ha, trong đó trừ đất nhà nước thu hồi để đào kênh T4, T5, T6 là 208,7 ha, còn lại 39.191 ha. Qua 8 năm hoạt động, đã đạt kết quả như sau:

- Đất trong khu vực đã trồng rừng: 24.544 ha

Trong đó:

+ Đất trồng rừng: 23.819 ha

+ Đất xây dựng kênh mương, xưởng cơ khí, bến bãi: 626 ha

- Đất đã lên líp nhưng chưa trồng rừng: 1.098 ha

- Đất chưa đầu tư sử dụng: 13.549 ha

+ Đất than bùn: 5.677 ha

+ Đất lung, rạch: 1.142 ha

+ Đất chưa đầu tư: 4.146 ha

+ Đất tràm tự nhiên: 2.583 ha

- Theo kết quả điều tra đánh giá rừng bạch đàn công ty Quốc tế Kiên Tài của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, đã đi đến kết luận như sau:

Rừng có sự tăng trưởng tốt về chiều cao (H.2m/năm) và đường kính (D>2cm/năm), nhưng năng suất rừng rất thấp ở hầu hết các tuổi trồng, nguyên nhân chính là tỷ lệ sống của cây trồng rất thấp và tuổi rừng càng tăng thì tỷ lệ sống càng thấp. Năng suất rừng bằng 48% năng suất dự kiến trong dự án đầu tư.

- Theo khảo sát bổ sung thực địa và điều tra nhân dân trong vùng cho thấy: ngoài những tồn tại trên còn có các tồn tại khá nghiêm trọng khác là cháy rừng, sâu đục thân và nạn chuột từ trong rừng tràm ra phá lúa của dân khá nặng.

- Qua khảo sát bạch đàn trồng trong phạm vi đất đai của Quân khu 9 cũng cho kết quả tương tự. Trên khu vực bạch đàn cháy đã trồng thử lúa và đã cho kết quả tốt trên cả hai vụ lúa Đông xuân và Hè thu, nên trong vài năm qua đã mạnh dạn chuyển sang trồng lúa và cũng đã thành công trong phạm vi trên 4.000 ha tại các khu vực ven kênh Tám Ngàn, T5, T6 của Lâm trường 422 và 2.750 ha ven kênh T3, T4 của Trung đoàn 33.

Thủy sản:

Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, phát triển tương đối nhanh chóng trong thời kỳ 1990 - 1995, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt gần 14%. Thời kỳ 1996 - 1998 phát triển có xu hướng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Giá trị tăng thêm thủy sản (theo giá năm 1994) tăng từ 230 tỷ đồng năm 1990 lên 441,8 tỷ đồng năm 1995 và 503,2 tỷ đồng năm 1998. Giá trị tăng thêm ngành thủy sản chiếm 12 - 14% GDP khu vực nông thôn.

Khai thác hải sản:

- Ngành khai thác hải sản đã được đầu tư đáng kể về phương tiện khai thác theo hướng công suất lớn vươn ra khai thác ngoài khơi. Số lượng tàu thuyền năm 1998 là 7.120 chiếc với tổng công suất 479.475 CV, gấp 2,85 lần tổng công suất năm 1990. Công suất trung bình là 67CV/tàu. Cao gấp 3 lần mức bình quân chung trong toàn quốc và bằng 2,7 lần so với năm 1990.

- Sản lượng khai thác tăng bình quân hàng năm 7,3% năm 1998 đạt 210.100 tấn,

tăng trên 40.000 tấn so với năm 1995 và 107.600 tấn so với năm 1990. Tuy nhiên, do tỷ lệ tàu thuyền có công suất < 20 CV còn chiếm gần 50%, tình trạng khai thác gần bờ, phương tiện cào bờ xiệp mé và các hình thức khai thác đang làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Hiệu quả khai thác thủy sản trong những năm gần đây giảm sút. Các hình thức hợp tác, liên doanh liên kết trong khai thác chưa phát triển.

- Nuôi trồng những năm qua phát triển đa dạng nhưng hiệu quả chưa cao. Diện tích nuôi tôm tăng nhanh nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, tình trạng nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch vẫn còn. Địa bàn nuôi tôm tập trung chủ yếu ở vùng ven bán đảo Cà Mau, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên. Năm 1998 diện tích nuôi tôm là 9.922 ha, năng suất còn thấp: bình quân đạt từ 150 kg - 220 kg/ha, sản lượng 1.120 tấn

- Nuôi sò huyết tập trung chủ yếu ở ven biển An Biên, An Minh. Diện tích nuôi khá ổn định, nhưng năng suất có xu hướng giảm. Năm 1998 diện tích 960 ha, sản lượng 4.316 tấn.

- Nuôi ngọc trai bước đầu đã có kết quả, có hai liên doanh Việt - Nhật và Việt - úc tiến hành nuôi thử nghiệm và sản xuất tại biển Phú Quốc. Đến nay liên doanh Việt - Nhật đã giải thể do công ty làm ăn thua lỗ ở nước Nhật.

- Nuôi cá ruộng từng bước được khôi phục và phát triển, năm 1998 diện tích nuôi cá ruộng đạt 11.281 ha gấp 3 lần năm 1995, sản lượng đạt 2.241 tấn, năng suất bình quân 200 kg/ha. Ngoài ra còn có hình thức nuôi cá trong rừng nhưng quy mô còn nhỏ và năng suất thấp, năm 1998 diện tích 5.000 ha và sản lượng 577 tấn.

Dịch vụ hậu cần nghề cá:

- Trong những năm qua chủ yếu sử dụng cảng cá hiện có như cảng An Thới, Tắc Cậu, Ba Hòn, Dương Đông... gần đây xây dựng cảng cá Thổ Châu đã đưa vào sử dụng. Hiện nay cảng cá Nam Du đang được xây dựng, cảng cá An Thới và Tắc Cậu mới được thi công cuối năm 1998. Các cảng cá khác đang lập dự án huy động vốn được xây dựng trong năm tới.

- Các dịch vụ khác như đại lý cung cấp xăng dầu, ngư lưới cụ, nước đá... được phân bổ rải rác ở các vùng ven biển, hải đảo để cung ứng cho khai thác thủy sản. Trong đó khu vực được tập trung lớn và có quy mô là Rạch Giá và Phú Quốc.

Công nghiệp và chế biến nông hải sản:

Hướng vào khai thác các thế mạnh của tỉnh như: chế biến hải sản và nông sản, sửa chữa tàu thuyền và máy nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ và một số nghề thủ công truyền thống. Nhưng còn phân tán, tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ thô

sơ lạc hậu, sức cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp.

- Tốc độ tăng bình quân giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông, hải sản thời kỳ năm 1990 - 1998 đạt từ 11 - 12%, năm 1998 giá trị sản lượng công nghiệp chế biến là 700 tỷ đồng, mới chiếm 25% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh và 11% giá trị sản xuất toàn khu vực sản xuất nông nghiệp.

Về số lượng và phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến

Chế biến thủy sản:

Hiện có 107 cơ sở chế biến nước mắm, 224 cơ sở chế biến khô các loại.

Chế biến lúa gạo:

Hiện có 508 cơ sở phân bổ trên tất cả các huyện thị ở đất liền. Đảm bảo xay xát 60% sản lượng lúa toàn tỉnh, nhưng chủ yếu là cho tiêu dùng nội địa. Mới có 3 cơ sở ở Tân hiệp và Rạch Giá lau bóng gạo xuất khẩu với công suất 100.000 tấn/năm.

Chế biến mía - đường:

Hiện có 88 cơ sở chế biến thủ công tập trung chủ yếu vùng bán đảo Cà Mau và huyện Giồng Riềng và một nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía/ngày tại bến Nhất đã bắt đầu đi vào hoạt động.

Chế biến khóm và trái cây:

Hiện có một nhà máy chế biến nước trái cây 1.500 tấn/năm được xây dựng và chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến khóm tại An Hòa (Rạch Giá) góp phần tiêu thụ sản phẩm mía, khóm của tỉnh.

Về sửa chữa cơ khí:

Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển. Cơ khí phục vụ nông nghiệp chủ yếu sản xuất nông cụ cầm tay và sửa chữa cơ khí nhỏ. Các cơ sở cơ khí kể cả cơ khí tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu cơ giới nông nghiệp.

Nghề thủ công truyền thống có ở một số vùng sản xuất nông nghiệp nghề dệt chiếu ở Châu Thành, đan cần xé ở Vĩnh Thuận và sản xuất nồi đất nung ở Hòn Đất... Các sơ sở này quy mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ.

Tình hình tổ chức - quản lý sản xuất nông nghiệp

Khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn, phần đông các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã thành lập trước đây đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quá trình tổ chức hoạt động... nên đã tự tan rã hàng loạt. Trước tình hình đó Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố lại phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đến năm 1991 toàn tỉnh củng cố và xây dựng được 7 HTX và 270 tập đoàn sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở Tân Hiệp.

- Từ năm 1988 việc lấy hộ làm kinh tế tự chủ nên nội dung hoạt động, quản lý của HTX đã có sự thay đổi, đến năm 1997 các HTX đã chuyển đổi theo Nghị định 16/CP của Chính phủ đi vào hoạt động theo Luật HTX. Từ các mô hình HTX được duy trì và làm ăn có hiệu quả, tính đến cuối tháng 12/1998 toàn tỉnh có 29 HTX sản xuất nông nghiệp với 8.926 hộ xã viên chiếm 4,3% số hộ nông nghiệp toàn tỉnh, 11 HTX vận tải, 17 HTX xây dựng, 2 HTX khai thác hải sản, 46 quỹ tín dụng nhân dân, 10 HTX mua bán... ngoài ra kinh tế hợp tác có bước phát triển với nhiều hình thức hợp tác khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của kinh tế hợp tác xã còn giới hạn ở một số khâu và lĩnh vực, quy mô phát triển chậm,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)