Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang 1 Thực trạng kinh tế nông nghiệp trước đổi mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 39 - 41)

c) Điều kiện kinh tế xã hộ

2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang 1 Thực trạng kinh tế nông nghiệp trước đổi mớ

2.2.1. Thực trạng kinh tế nông nghiệp trước đổi mới

Đất đai trong tỉnh bị nhiễm phèn, mặn chiếm trên 75% diện tích; lại nằm cuối nguồn nước và tiếp giáp với biển nên thường bị thiếu nước tưới và bị nước mặn xâm nhập trong mùa khô. Trên 60% diện tích hàng năm bị ngập lũ (vùng Tứ giác Long xuyên, một phần vùng Tây sông Hậu) và 1/3 diện tích sản xuất hoàn toàn dựa vào nước mưa (vùng bán đảo Cà Mau).

Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật thấp kém, mức sống nhân dân thấp nên năng lực đầu tư hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là thủy lợi, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Giao thông bộ, điện, nước sinh hoạt hầu như chưa có gì, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn. Mặt khác, do nằm xa các trung tâm kinh tế, giao thông không thuận lợi nên quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường vấn đề lưu thông vật tư, nông sản gặp nhiều khó khăn và thường chịu sức ép về giá cả, khả năng cạnh tranh.

Năm 1975, Kiên Giang có trên 193.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó có 185.000 ha đất sản xuất lúa, với tập quán canh tác một vụ lúa mùa, quảng canh nên năng suất thấp, cho sản lượng 416.500 tấn. Trong khi đó, đất hoang hóa còn nhiều, trên 90% dân số sống bằng nghề nông nên thu nhập của người dân rất thấp. Nạn đói, nhất là lúc giáp hạt thường xảy ra ở nhiều nơi, nhà nước phải cứu đói, cứu tế để giữ ổn định cuộc sống nhân dân.

Từ năm 1976-1980 tỉnh phải tập trung giải quyết các hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, đồng thời lo đối phó với chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân. Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng thủy lợi, coi đây là biện pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ, tăng sản lượng. Do điểm xuất phát quá thấp cùng với những khó khăn khách quan do thiên tai, dịch họa và những hạn chế yếu kém chủ quan do cơ chế, chính sách tập trung quan liêu bao cấp cùng với sự nhận thức bảo thủ, lạc hậu, chủ quan, nóng vội trong tổ chức quản lý chỉ đạo, điều hành nên thời kỳ này kinh tế nông nghiệp phát triển chậm và không ổn định, sản lượng lương thực hàng năm dao động ở mức 430-450 ngàn tấn, tương đương năm 1976; có năm giảm thấp còn 365.000 tấn (1978); cá biệt năm 1980, sản lượng lương thực tăng cao với 610.000 tấn, trong đó lúa 587.000 tấn bằng 1,46 lần so với năm 1975. Từ năm 1978 thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới, đến năm 1985 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng hợp tác hóa trên một số lĩnh vực với 14 hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp, 51 HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 130 HTX mua bán, 10 HTX giao thông vận tải và 3.680 tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Đối với nông nghiệp đã tổ chức nông dân vào làm ăn tập thể dưới hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất nông nghiệp là hợp tác xã nông nghiệp dựa trên cơ sở tập thể hóa về ruộng đất, đưa hơn 90% diện tích sản xuất lúa vào hợp tác hóa. Trong thời kỳ này việc thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đã phạm một số sai lầm khuyết điểm nhưng thành công nổi bật có ý nghĩa quyết định ở thời kỳ này tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp sau là: đưa diện tích lúa 2 vụ từ 13.300 ha lên 36.600ha, tăng gấp hai lần và đưa vụ Đông xuân vào cơ cấu mùa vụ sản xuất chính của tỉnh, bắt đầu từ năm 1979, trên cơ sở khắc phục hậu quả lũ năm 1978 và sử dụng giống lúa cao sản ngắn ngày kháng rầy để phòng chống rầy nâu năm 1979.

Từ năm 1981-1986, việc đẩy mạnh thâm canh, mở rộng tăng vụ (Hè thu) và chuyển vụ (Đông xuân) được đặc biệt quan tâm. Năm 1982, với chương trình sản xuất lúa cao sản, đã làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người nông dân, từ quảng canh sang thâm canh, tăng vụ. Đến năm 1986, Kiên Giang đã có 57.500 ha lúa hai vụ, trong đó có trên 40.000ha lúa hai vụ Đông xuân - Hè thu, sản lượng lương thực đạt trên 650.000 tấn. Mức độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ này 4,55%.

Trước thực trạng đó, tỉnh đã nghiêm túc đánh giá tình hình và đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm tháo gỡ ách tắc, trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, đưa kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà bước sang trang sử mới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang potx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)