c) Điều kiện kinh tế xã hộ
3.1.5. Phát triển nền nông nghiệp vững bền sinh thá
Nước ta nói chung ở Kiên Giang nói riêng mới bắt đầu đi lên công nghiệp hóa mà đã phải đối đầu với nguy cơ về môi trường sinh thái. Vì vậy, trong thời gian tới phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với mức độ tăng trưởng cao phải gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra nền nông nghiệp sinh thái bền vững bằng những giải pháp đồng bộ.
Cùng với phát triển kinh tế, môi trường sinh thái nông thôn đang bị ô nhiễm và mất cân bằng, kể cả rừng, đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển. Sự suy thoái về môi trường sẽ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, mà còn gây ra thiệt hại lớn cho nhiều vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó cần chú ý đến các mặt sau:
- Việc tuyển chọn và ứng dụng rộng rãi các giống mới, cần đi đôi với bảo vệ tính đa dạng sinh học ở các vùng sinh thái, nguồn quý.
- Việc bảo vệ rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất đồi, là những việc làm cực kỳ cấp bách để bảo vệ nguồn nước, hạn chế hạn hái, lũ lụt, bảo vệ môi trường bền vững, hạn chế tối đa hướng tới xóa bỏ nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy ở miền núi.
- Đẩy mạnh thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần gắn với bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm đất, nước, không khí và nông sản.
- Phát triển công nghiệp ở thành phố và các ngành nghề công nghiệp nông thôn phải đi đôi với giải pháp xử lý chất thải, nước thải, khí thải làm phương hại đến con người, cây trồng, vật nuôi ở nông thôn. Tránh tình trạng như hiện nay mới bắt đầu đi vào công nghiệp hóa mà khí thải của các lò gạch, ngói, vôi, đồ gốm đã gây bệnh phế quản cho người, làm chết cây cối, lúa, màu; chất thải và nước thải của các cơ sở chế biến nông
sản thực phẩm chảy ra đồng ruộng, ao hồ, sông, rạch làm nhiễm nặng nguồn nước ăn của người và làm chết lúa, tôm, cá...