Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 70 - 71)

- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29

b. Nguyên nhân chủ quan

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu

ACB cần tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế, đồng thời phát huy được những thế mạnh của Ngân hàng để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh.

Một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Á Châu:

ACB cần thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Nghiên cứu, phát triển nhiều sản phẩm ngân hàng mới và triển khai trong toàn hệ thống, thực hiện phát triển các Chi nhánh trong toàn hệ thống theo hướng ngân hàng đa năng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác hỗ trợ tín dụng như cung cấp kịp thời các khoản vay đến hạn, trễ hạn, công tác nhắc nợ tự động tới từng khách hàng.

Quan tâm phát triển chiến lược Marketing trong toàn hệ thống, trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao uy tín hình ảnh ACB, thu hút khách hàng, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Tổ chức các buổi hội nghị khách hàng dành cho các khách hàng đã gắn bó với ACB đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh lẫn nhau.

Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm công tác giữa các Chi nhánh, khuyến khích ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ lãnh đạo và nhân viên các Chi nhánh để có định hướng xây dựng các chiến lược phát triển cho tương lai vì sự phát triển bền vững của ACB.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 70 - 71)