- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29
d. Thực trạng nhóm nợ khả năng mất vốn DNVVN
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả mà Ngân hàng đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động cho vay đối với DNVVN như sau:
Thứ nhất, dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNVVN có xu hướng tăng lên song còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN, mặc dù nó phù hợp với cơ cấu cho vay của Ngân hàng nhưng chưa phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.
Vay vốn trung dài hạn để đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là việc làm cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp. Song để làm được điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải có số vốn rất lớn, mặt khác nếu đi vay ngân hàng thì doanh nghiệp lại không có đủ tài sản để thế chấp cho khoản vay và phần nào số vốn doanh nghiệp được vay còn bị giới hạn trong khuôn khổ các quy định của Nhà nước.
Thứ hai, việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp vay vốn tại ACB gặp nhiều khó khăn.
Trong hầu hết các khoản cho vay đối với DNVVN ACB đều yêu cầu tài sản bảo đảm. Các tài sản được các DNVVN đem thế chấp vay vốn rất đa dạng như dây truyền sản xuất, nhà xưởng, khu văn phòng, ôtô…
Tuy nhiên hiện nay Nhà nước chưa có quy định thống nhất về cơ chế định giá tài sản thế chấp, chưa có thị trường tập trung cho việc mua bán các tài sản phát mại của ngân hàng. Do vậy ACB phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí cho việc bán tài sản thu hồi vốn. Đây chính là khó khăn chưa được tháo gỡ cho ACB cũng như nhiều ngân hàng hiện nay.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ của ACB còn trẻ, năng động và được đào tạo bài bản tuy nhiên kinh nghiệm làm việc và kỹ năng giao tiếp, quan hệ với khách hàng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ tín dụng phải phụ trách nhiều công đoạn: tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc khách hàng, thẩm định cho vay, đề xuất cho vay, kiểm tra sau cho vay. Mặc dù ngân hàng đã thành lập môtk Trung tâm phân tích tín dụng doanh nghiệp nhưng Trung tâm này chỉ thực hiện phân tích các hồ sơ vay số tiền lớn, trong khi hồ sơ phát sinh tại ACB hầu hết là hồ sơ của các DNVVN. Do vậy, cán bộ tín dụng vẫn đảm trách khối lượng công việc lớn dẫn đến hiệu quả không cao như mong muốn.
Thứ tư, ACB thực hiện các văn bản, chính sách chưa bám sát thực tế, chư- a linh hoạt. Có thể nói, thủ tục vay vốn tại ngân hàng TMCP Á Châu rất chặt chẽ, định giá tài sản thấp không sát giá thị trường dẫn đến số tiền cho vay thấp.
Thứ năm, nợ quá hạn qua các năm có chiều hướng gia tăng do nguyên nhân khách quan từ tình hình kinh tế và do nguyên nhân việc quản lý và kiểm soát tín dụng tại ngân hàng chưa được hoàn toàn tốt.
Thứ sáu, phương thức tín dụng chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là cho vay từng lần và cho vay theo dự án nên đã một phần hạn chế doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới cần có các phương pháp cho vay mới.
Thứ bảy, hệ thống cung cấp thông tin cho hoạt động cho vay chưa phong phú và chính xác. Điều này đã dẫn đến chất lượng thẩm định đối với khách hàng là chưa cao.