Định hướng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 57 - 58)

- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29

b. Nguyên nhân chủ quan

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng

Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thơng mại thế giới WTO và phải chấp hành luật chơi bình đẳng đối với các thành viên trong tổ chức. Sự hội nhập này tuy có lộ trình nhưng ngành đầu tiên mà Việt Nam cần thực hiện theo cam kết WTO là Ngân hàng. Theo quy định Việt Nam phải đồng ý cho thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài không muộn hợn 1/4/2007. Đứng trước thách thức, tất yếu hệ thống ngân hàng Việt Nam phải có định hướng phát triển sáng suốt để không thua ngay trên sân nhà. Chính vì sự cấp thiết đó mỗi ngân hàng đều có những định hướng phù hợp cho riêng mình, trong đó có cả ACB.

Năm 2010 dự báo nền kinh tế nước ta sẽ đối mặt với những rủi ro. Cụ thể, về mặt vĩ mô sẽ là nguy cơ thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt thanh toán, lạm phát cao quay trở lại , chính vì vậy hoạt động của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Người gửi tiền sẽ có ít tiền hơn để gửi ngân hàng do phải chi trả cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Với những cá nhân, tổ chức đã vay tiền của ngân hàng thì khó khăn hơn trong việc trả đủ nợ đúng hạn do biến động của nền kinh tế. Những tổ chức cá nhân muốn vay vốn mới sẽ khó khăn hơn do lãi suất tăng cao, do chính sách điều hành thắt chặt tiền tệ của NHNN. Trong tình hình khó khăn đó, ban lãnh đạo của ACB đã đề ra những chỉ tiêu như tốc độ tăng huy động vốn 18 – 20%/năm, tốc độ tăng tín dụng 18 – 20%/năm, tỷ lệ nợ xấu cố gắng giữ nhỏ hơn 5%. Điều này chứng tỏ quyết tâm của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên ACB trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, khẳng định vai trò chủ đạo, là một trong những ngân hàng chiếm lĩnh thị phần tín dụng lớn của Việt Nam.

Ngoài những chỉ tiêu cụ thể nêu trên, ACB còn có những định hướng như tiếp tục đầu tư vào công nghệ để làm nền tảng hoàn thiện công tác quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ và tăng cường năng lực quản trị điều hành, hướng tới một tập đoàn tài chính hiện đại.

ACB tiến hành nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, cử cán bộ có trình độ đi đào tạo ở trong hoặc ngoài nước nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân, sắp xếp vào các vị trí quản lý phù hợp, là nguồn đào tạo lại các nhân viên khác của ngân hàng.

ACB tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm đa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng khác.

Các bộ phận trong ngân hàng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát nội bộ ngân hàng, nhắc nhở, chấn chỉnh cán bộ ngân hàng làm đúng theo những quy định của ngân hàng đề ra. Bộ phận khen thưởng và kỷ luật theo sát tình hình hoàn thành công việc được giao của cán bộ nhân viên trong ngân hàng để kịp thời khen thưởng, động viên đúng lúc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 57 - 58)