Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49 - 51)

- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29

d. Thực trạng nhóm nợ khả năng mất vốn DNVVN

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân khách quan

a. Nguyên nhân khách quan

Một là, trong cơ chế cho vay do NHNN ban hành không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế nhưng trên thực tế các quy định này vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn Nghị định về bảo đảm tiền vay quy định khi vay vốn ngân hàng thì khách hàng phải có tài sản thế chấp có nguồn gốc xác định. Mà tài sản thế chấp của các DNVVN hiện nay chủ yếu là đất đai, nhà xưởng những tài sản này lại chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng nhận quyền sở hữu cho chủ tài sản. Đây chính là rào cản đối với khu vực kinh tế tư nhân khi tiếp cận vay vốn ngân hàng, đồng thời cũng gây khó khăn cho các ngân hàng khi xem xét và xử lý tài sản thế chấp.

Hai là, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ đã đặt ra nhiều thách thức cho các DNVVN, chẳng hạn việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ của nhà nước đối với một số mặt hàng dẫn tới hàng ngoại nhập đa dạng về mẫu mã chủng loại, giá rẻ và chất lượng cao chiếm lĩnh thị trường đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các DNVVN.

Ba là, Nhà nước chưa có quy định cụ thể về chế độ kế toán tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNVVN: Chưa có các văn bản hướng

dẫn cụ thể về các biểu mẫu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của các DNVVN. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra hiện nay Nhà n- ước cũng chưa áp dụng chế độ kiểm toán tài chính đối với DNVVN.

Bốn là, Nhà nước chưa có quy định thống nhất về cơ chế định giá tài sản thế chấp, chưa có thị trường tập trung cho việc mua bán các tài sản phát mại của các ngân hàng nói chung và của ACB nói riêng. Hiện nay, việc định giá tài sản thế chấp giữa Ngân hàng và các DNVVN là rất khác nhau. Có khi Ngân hàng định giá tài sản thế chấp chỉ bằng một nửa so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do Nhà nước chưa có các quy định hướng dẫn cụ thể, chưa có thị trường bất động sản hoạt động có hiệu quả, đôi khi giá thị trường của bất động sản cao hơn so với giá quy định của Nhà nước. Mặt khác do chưa có thị trường tập trung mua bán các tài sản phát mại nên ACB phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để thanh lý tài sản thế chấp, tiền thu về nhiều khi không đủ bù đắp món vay cũng là nguyên nhân làm giảm chất l- ượng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng. Đây cũng là khó khăn chung chưa được tháo gỡ của các ngân hàng hiện nay.

Năm là, môi trường kinh tế thiếu ổn định. Trong những năm trở lại đây nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động như biến động về giá dầu, giá vàng, giá lương thực… Nhiều nền kinh tế lớn đứng trên đà suy thoái kéo theo nền kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng… Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung đều gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, hàng giả và sự tràn ngập hàng ngoại đang trở thành trở ngại lớn, làm các nhà sản xuất kinh doanh chân chính luôn phải thay đổi phương án đầu tư để tồn tại. Trong môi trường kinh doanh thất thường biến động như vậy, rủi ro đầu tư là rất lớn và không

thể lường hết được. Vì vậy, sự mở rộng đầu tư của các NHTM nói chung và mở rộng cho vay trung và dài hạn đối với DNVVN bị hạn chế.

Ngoài ra, những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với DNVVN tại ACB còn chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan khác như thay đổi cơ chế chính sách của nhà nước, lạm phát.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 49 - 51)