Tăng cường biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 65 - 68)

- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29

b. Nguyên nhân chủ quan

3.2.7 Tăng cường biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro

Chất lượng tín dụng của Ngân hàng luôn đi liền với mức độ rủi ro thấp. Để có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro và quản lý nợ. Thực tế trong những năm qua ACB đã có quan tâm đến công tác phòng ngừa rủi ro. Trong thời gian tới để tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro ACB cần thực hiện tốt các công việc sau:

* Cải tiến quy trình và thủ tục tín dụng

Quy trình tín dụng là trình tự các bước công việc mà Ngân hàng phải thực hiện từ khi nhận hồ sơ xin vay, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân đến khi thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Quy trình tín dụng và các thủ tục cấp tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro và tổn thất cho ACB cũng như ảnh hưởng tới thời gian, công sức đi lại của doanh nghiệp xin vay vốn. Do vậy việc cải tiến quy trình và thủ tục tín dụng là việc làm cần thiết. Việc cải tiến phải theo hư- ớng nhanh gọn, thuận tiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho vay của ACB đồng thời đảm bảo được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tiếp tục bám sát cơ chế cho vay và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động cho vay do NHNN ban hành.

Thứ hai, quy trình tín dụng mới phải quy định rõ ràng nội dung công việc của từng khâu, từng bước, có sự phân định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ liên quan trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay, trách nhiệm cụ thể.

- Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, chịu trách nhiệm đối chiếu giấy tờ thủ tục trong hồ sơ với danh mục hồ sơ theo quy định của ACB, thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tiến hành công tác thẩm định và lập tờ trình thẩm định báo cáo trưởng phòng/ trưởng bộ phận tín dụng.

- Trưởng phòng/ trưởng bộ phận tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và đối chiếu với tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng, sau đó trình lên các chuyên viên phê duyệt/ Ban tín dụng chi nhánh.

- Các chuyên viên phê duyệt/Ban tín dụng chi nhánh, hội sở kiểm tra lại hồ sơ vay và tờ trình thẩm định để ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Trường hợp giá trị khoản vay quá lớn hoặc có các yếu tố đặc biệt quan trọng thì Hội đồng tín dụng sẽ kiểm tra để ra quyết định cuối cùng cho vay hay từ chối cho vay.

* Nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu

- Lập quỹ dự phòng rủi ro: Để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh thì hàng năm ACB đều trích dự phòng rủi ro. Số dự phòng rủi ro được trích theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng thu nhập của ngân hàng. Quỹ này sẽ giúp ACB đối phó với những rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng có thể trích lập dự phòng theo tháng, theo quý hoặc theo năm trên cơ sở số dư nợ quá hạn cuối kỳ trước.

- Chủ động giải quyết các khoản nợ vay có vấn đề: Trong công tác thu hồi nợ cần chú ý phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Các dấu hiệu biết một khoản vay có vấn đề là:

+ Doanh nghiệp trì hoãn nộp báo cáo tài chính định kỳ.

+ Số dư tiền gửi giảm, xuất hiện séc rút quá số dư hoặc bị từ chối thanh toán.

+ Gia tăng các khoản phải thu chứng tỏ chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp giảm sút hoặc do khách hàng của doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính.

+ Doanh nghiệp chậm trả nợ vay gốc và lãi cho Ngân hàng.

+ Có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp hay doanh nghiệp gặp khó khăn về lao động.

Khi phát hiện doanh nghiệp vay vốn có những dấu hiệu này ACB có thể áp dụng các biện pháp xử lý như: Ngân hàng trực tiếp mời chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp hoặc khuyến khích doanh nghiệp vay vốn hợp nhất với các doanh nghiệp khác hoặc tư vấn cho doanh nghiệp nên thu hẹp quy mô hoạt động.

Đồng thời ACB có thể xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng các biện pháp sau:

+ Khai thác nợ: Là biện pháp mà ACB chủ động làm việc với doanh nghiệp vay vốn cho tới khi khoản vay được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ mà không cần sử dụng các công cụ pháp lý để ép buộc.

+ Thanh lý nợ: là biện pháp ACB yêu cầu doanh nghiệp vay vốn thực hiện các điều khoản về xử lý nợ đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi áp dụng biện pháp này Ngân hàng thường sử dụng các công cụ pháp lý để thu hồi nợ.

Thông thường ACB sử dụng biện pháp khai thác nợ để xử lý nợ quá hạn. Lúc này ACB cần xác định nguyên nhân doanh nghiệp không trả được nợ, sau đó thảo luận với doanh nghiệp tìm biện pháp khắc phục mà doanh nghiệp vẫn không trả được nợ thì Ngân hàng tiến hành xử lý nợ bằng biện pháp thanh lý. Đây là biện pháp cuối cùng để ACB thu hồi nợ có thể là phát mại tài sản, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, bán khoản vay cho công ty khai thác nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất l¬ượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (Trang 65 - 68)