- Dư nợ ngắn hạn 17.493 54,9 15.944 45,7 35.618 57,1 29
2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN
Khi phân tích tình hình cho vay của ACB đối với khách hàng là DNVVN cần nghiên cứu tình hình nợ quá của loại hình doanh nghiệp này. Nếu như mở rộng dư nợ cho vay được coi là mặt tích cực thì nợ quá hạn là mặt trái để đánh giá toàn diện kết quả hoạt động cho vay của ACB. Thực trạng nợ quá hạn của các DNVVN tại ACB trong thời gian qua được thể hiện qua số liệu ở bảng 5 ở dưới.
Số liệu bảng 5 cho thấy: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN so với dư nợ DNVVN qua các năm đã có phần giảm đi cụ thể :
Năm 2007 nợ quá hạn của DNVVN là 121 tỷ đồng, chiếm 0,65% tổng dư nợ DNVVN. Trong đó nợ quá hạn DNNQD VVN là 109,6 tỷ đồng chiếm 90,6% dư nợ quá hạn DNVVN và nợ quá hạn DNNN VVN là 11,4 tỷ đồng, chiếm 9,4%.
Năm 2008 so với năm 2007 nợ quá hạn đối với DNVVN tăng 3 tỷ đồng, tốc độ tăng 2,48%. Trong đó dư nợ quá hạn DNNQD VVN tăng 4,2 tỷ đồng, tốc độ tăng là 3,83%.
Năm 2009 so với năm 2008 nợ quá hạn đối với DNVVN tăng 81 tỷ đồng, tốc độ tăng 65,3%. Trong đó nợ quá hạn DNNQD VVN tăng 76,7 tỷ đồng, tốc độ tăng là 67,4% và nợ quá hạn DNNN VVN tăng 4,3 tỷ đồng, tốc độ tăng là 42,2%.
Quý I năm 2010 nợ quá hạn DNVVN là 135 tỷ đồng. Trong đó nợ quá hạn DNNQD VVN là 126,9 tỷ đồng, chiếm 94% nợ quá hạn DNVVN và nợ quá hạn DNNN VVN là 8,1 tỷ đồng, chiếm 6%.
Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 QuýI/2010
Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền
1Dư nợ DNVVN 18.449 20.934 40.345 31.483
2Nợ quá hạn DNVVN 121 100 124 100 205 100 135
- DNNN VVN 11,4 9,4 10,2 8,3 14,5 7,1 8,1
- DNNQD VVN 109,6 90,6 113,8 91,7 190,5 92,9 126,9
(*) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008,2009, quý 1/2010
Nợ quá hạn trong 3 năm 2007, 2008, 2009 và quý I/2010 đều có chiều hướng gia tăng cả về tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn DNVVN và tỷ lệ trên tổng dư nợ DNVVN. Điều này chứng tỏ tình hình nợ quá hạn DNVVN có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng DNVVN và cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về cơ cấu nợ quá hạn đối với DNVVN tập chung chủ yếu vào DNNQD VVN. Kết quả trên phản ánh chất lượng tín dụng đối với các DNNQD VVN của ACB khá cao. Nhìn vào biểu đồ 5.1 ở dưới ta lại càng thấy rõ điều này
Biểu đồ 3.1 Nợ quá hạn DNVVN theo thành phần kinh tế
Tuy nhiên nhìn chung ACB cũng đã tập trung thu hồi nợ gốc và một phần lãi đồng thời có biện pháp thắt chặt tín dụng đối với các doanh nghiệp có nợ quá hạn phát sinh. Tiến hành phân tích sắp xếp các loại dư nợ, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn để có biện pháp chuyển dần dư nợ có vấn đề sang khu vực an toàn.
Ngoài ra, thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ - NHNN của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD, ACB đã thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nhiều khoản nợ tr- ước đây không được chuyển nợ quá hạn kịp thời theo bản chất rủi ro và khi không thực hiện bằng cưác biện pháp gia hạn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì buộc phải chuyển sang nợ quá hạn.
Ngân hàng TMCP Á Châu đã thực hiện phân loại nợ như sau :
Bảng 6. Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ DNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 QuýI/2010
Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền Dư nợ DNVVN 18.449 100 20.934 100 40.345 100 31.483 Nhóm 1 13.431 72,8 15.554 74,3 31.550 78,2 27.516 Nhóm 2 4.741 25,7 5.192 24,8 8.634 21,4 3.813 Nhóm 3 179 0,97 94,2 0,45 76,5 0,19 72,4 Nhóm 4 38,7 0,21 35,6 0,17 36,3 0,09 25,1 Nhóm 5 59,3 0,32 58,2 0,28 48,2 0,12 56,5
(*) Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008,2009, quý 1/2010
Theo bảng số liệu về phân loại nợ DNVVN theo nhóm nợ của ngân hàng ta thấy. Chủ yếu dư nợ DNVVN thuộc nhóm 1 nợ đủ tiêu chuẩn và nhóm 2 nợ cần chú ý. Còn nhóm 3 đến nhóm 5 chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể là :
Năm 2008 so với năm 2007 thì nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt tăng 2.123 tỷ đồng, 451 tỷ đồng. Còn nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 thì giảm lần lượt 84,8 tỷ đồng, 3,1 tỷ đồng, 1,1 tỷ đồng.
Năm 2009 so với năm 2008 thì nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 4 có tăng lên. Và lần lượt tăng là 15.996 tỷ đồng, 3.442 tỷ đồng, 0,7 tỷ đồng. Còn nhóm 3 và nhóm 5 giảm lần lượt là 17,7 tỷ đồng, 10 tỷ đồng.
Tuy mới là quý I năm 2010 nhưng nhóm 1, nhóm 2 vẫn tăng. Còn nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 vẫn có xu hướng giảm.
Điều này phản ánh rất rõ chất lượng tín dụng đối với đối tượng là DNVVN của ngân hàng là tương đối tốt. Ngân hàng ngày càng kiểm soát tốt các khoản nợ đến hạn. Từ đó ta có thể đánh giá Ngân hàng TMCP Á Châu đã từng bước hạn chế được nợ quá hạn, khả năng chọn khách hàng và giúp đỡ kịp thời khi khách hàng gặp khó khăn để có thể trả nợ ngày càng tốt.
Thực tế, nợ quá hạn có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và các ngân hàng hiện nay không thể theo đuổi một tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dự nợ bằng không mà chỉ thực hiện biện pháp nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ có thể xảy ra quá hạn, giảm rủi ro cho khách hàng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.