So sánh chi phí dự tính và chi phí thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 65 - 68)

III. Thực trạng công tác đào tạo CNKT của công ty

4.3.So sánh chi phí dự tính và chi phí thực hiện

4. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo CNKT

4.3.So sánh chi phí dự tính và chi phí thực hiện

Bảng 7. TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐÀO TẠO

Năm Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ

2003 (trđ) 510 554.2 108.7%

2004 (trđ) 998.6 1200 120.2%

2005 (trđ) 783.7 800 102.1%

(Tổng hợp báo cáo sản xuất kinh doanh 2003 – 2005)

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy chi phí thực chi cho đào tạo luôn vượt quá kế hoạch dự tính hay nói cách khác chi cho đào tạo luôn thiếu, phần chênh lệch là khá lớn có thể do quá trình thực hiện có nhiều tiêu cực và dự tính chưa chính xác do sử dụng công nghệ mới nên nhiều máy móc không phù hợp hay không thể sử dụng được nữa mà cán bộ phụ trách không tính đến. Đôi khi không dự trù được mà khoản phát sinh quá lớn gây khó khăn cho Công ty khi mà Quỹ đầu tư phát triển có lượng vốn không phải là lớn lắm và khi phải chi cho vấn đề gì phải trình lên cấp trên, gây ảnh hưởng đến tiến trình đào tạo. Do vậy phải tính toán chính xác để khi thực hiện đào tạo được thông suốt

Như vậy công tác đào tạo CNKT Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo ra giá trị sản xuất kinh doanh lớn, khẳng định vị trí đứng đầu trong tập đoàn Lilama Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi lãnh đạo Công ty quan tâm hơn nữa

Tóm tắt chương II

Thành công đạt được, những tồn tại trong công tác đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội và nguyên nhân

Những thành công

Qua phân tích trên có thể nhận thấy rằng Công ty cổ phần Lilama Hà Nội có một đội ngũ CNKT đông đảo, tay nghề vững, có ý thức học hỏi và nâng cao tay nghề.

Phương pháp đào tạo phù hợp với ngành nghề cũng như nhu cầu công nhân, được sự ủng hộ tham gia nhiệt tình của đội ngũ công nhân

Tai nạn lao động trong năm hầu như không xảy ra, nếu có chỉ là những va chạm nhỏ không gây thiệt hại lớn về người và của.

Bên cạnh đó còn một số tồn tại trong công tác đào tạo CNKT sau:

- Quy mô đào tạo còn khá nhỏ, nhiều công nhân vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo nên từ chối tham gia khóa đào tạo

- Việc xác định nhu cầu đào tạo thiếu tính khoa học, chưa thực hiện tốt đánh giá thực hiện công việc của công nhân, không kết hợp phân tích tổ chức, phân tích tác nghiệp và phân tích công nhân

- Đánh giá kết quả đào tạo mang tính hình thức không có tiêu thức đánh giá cụ thể, vì vậy chưa đánh giá hiệu quả đào tạo một cách chính xác. Trước và sau mỗi khoá đào tạo không sử dụng các chỉ tiêu như thời gian thu hồi chi phí đào tạo, tính giá trị hiện tại thuần mà cuối năm cán bộ phòng tổ chức chỉ tính giá trị tổng sản lượng tăng lên

- Việc xây dựng kế hoạch hoá công tác đào tạo chưa thực sự chặt chẽ cụ thể, chỉ khi Công ty nhận được đơn đặt hàng mới có kế hoạch đào tạo, kế hoạch không có tính dài hạn

- Công nhân gia công được đào tạo từ cuối năm 2004 nhưng đến cuối năm 2005 Nhà máy mạ kẽm, mạ màu mới đi vào hoạt động nên số công nhân này chưa được sử dụng nên phải nghỉ không lương hoặc một số đi theo các công trình nhưng chỉ là công nhân phụ, do vậy ảnh hưởng kiến thức được đào tạo, thời gian thu hồi chi phí đào tạo kéo dài nghĩa là chưa đạt hiệu quả cao

- Đối tượng đào tạo không đồng đều, có người tham gia từ 2 – 3 khóa đào tạo trong khi các bộ phận khác chưa từng tham gia một khóa đào tạo nào

Nguyên nhân của những hạn chế là do:

- Nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng, lớp học còn hạn chế, đôi khi chưa có sự quan tâm đúng mực

- Số lượng trang thiết bị chưa đủ đáp ứng nhu cầu học tập, giáo trình sử dụng được xây dựng trên tiêu chuẩn cấp bậc nên không còn phù hợp với công nghệ tiên tiến

- Việc đào tạo vẫn phải tập trung vào giải quyết lượng thiếu hụt nhân lực mà chưa thể tập trung vào các nhiệm vụ khác, chỉ quan tâm mục tiêu trước mắt mà chưa có kế hoạch dài hạn

- Công ty còn phải đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên chi phí và sự quan tâm giành cho công tác đào tạo CNKT không nhiều

- Chưa xây dựng được hệ thống bảng phân tích công việc từng bộ phận dẫn đến xác định nhu cầu đào tạo không chính xác, chỉ có một phía từ công ty không nắm bắt được tâm lý người công nhân

- Việc xây dựng mục tiêu đào tạo còn mang tính chung chung không được lượng hoá nên khó đánh giá hiệu quả đào tạo

Mọi sự thành công đều còn những mặt hạn chế, cái quan trọng phải nhìn vào nhược điểm để khắc phục tồn tại, có như vậy mới tạo ra sự phát triển bền vững kịp với kinh tế thị trường. Công ty cổ phần Lilama Hà Nội nên xây dựng cho mình một bộ phận chuyên trách đào tạo để nguồn lực con người thực sự là lợi thế cạnh tranh trên thương trường

Chương III:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CNKT CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 65 - 68)