I. Tổng quan về Công ty cổ phần Lilama HN
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
2.1. Nhiệm vụ
Để góp phần vào quá trình CNH – HĐH, đưa đất nước bước qua thời kỳ quá kỳ quá độ, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội như nghị quyết Trung ương VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra, Công ty cổ phần Lilama Hà nội đã xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của mình trong thời kỳ này như sau:
Xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo cơ sở vất chất vững chắc làm bàn đạp cho đất nước tiến vào kỷ nguyên của khoa học công nghệ và thông tin hiện đại theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra
Thực hiện phân phối theo lao động. Tạo công ăn việc làm và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên
Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
Tăng cường đầu tư theo chiều sâu với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động
Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài lĩnh vực truyền thống của công ty là lắp đặt thiết bị cơ khí, điện, đo lường điều khiển các hệ thống ống và hệ thống thoát nước, công ty cần nâng cao hơn nữa trong lĩnh vực chế tạo các kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn, thi công phần xây dựng các công trình.
Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và nâng cao thị trường cũ, mở rộng thị trường mới nhất là thị trường các tỉnh phía Bắc
Đảng bộ và toàn thể khối cán bộ công nhân viên của Công ty luôn giương cao ngọn cờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nhà nước cũng như Tổng công ty giao cho, xứng đáng với những danh hiệu được trao tặng
2.2. Cơ cấu tổ chức
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI
(Nguồn: trang Web: lilamahanoi.com.vn)
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PGĐ KINH DOANH PGĐ KỸ THUẬT PGĐ-Phụ trách Nhà máy thép Lilama
P.Kinh tế-Kỹ thuật. P.Tài chính-kế toán P.Kinh doanh-XNK P.Kế hoạch & Đầu tư
P.Cung ứng vật tư P.Tổ chức P.Quản lý máy P.Hành chính XN XÂY LẮP CƠ ĐIỆN NM CHẾ TẠO THIẾT BỊ VÀ KẾT CẤU THÉP NM THÉP MẠ KẼM MẠ MÀU LILAMA P.Kỹ thuật P.Cung ứng vật tư P.QA-QC P.Kỹ thuật Dây truyền mạ kẽm P.Tài chính-KT P.Cung ứng vật tư P.QA-QC P.Hành chính Xưởng sửa chữa
bảo dưỡng
Dây truyền mạ màu
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng có đặc trưng cơ bản là: vừa duy trì hệ thống trực tuyến giữa Giám đốc, các Phó giám đốc và các phòng ban; giữa Giám đốc và các đội trưởng, đồng thời kết hợp việc tổ chức các bộ phận chức năng hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa
Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Hội đồng quản trị: gồm ba người, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định các dự án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, quy chế quản lý nội bộ công ty
Ban giám đốc: gồm một Giám đốc và ba Phó giám đốc
Ban giám đốc thay mặt Công ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty về mọi mặt sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo sản xuất, xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực tiếp và giám sát đến các phòng ban, tổ đội công trường.
Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc về các nhiệm vụ được giao và thường xuyên trao đổi với nhau những thông tin liên quan đến kỹ thuật sản xuất và phân phối, bảo hành sản phẩm
Dưới các phó giám đốc có các phòng ban chức năng chuyên môn nhất định, có trách nhiệm triển khai thực hiện các kế hoạch đã đặt ra và chịu trách nhiệm trực tiếp trước các Phó giám đốc. Mỗi phòng ban đều có trưởng, phó phòng và các nhân viên thực hiện công việc theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Phòng kinh tế - kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng đơn giá cho từng hạng mục công trình, phân bổ kế hoạch sản xuất, điều động tiến độ thi công.
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ vừa tổ chức hạch toán kế toán, vừa xây dựng kế hoạch huy động vốn, theo dõi việc thanh toán với các ngân hàng và chủ đẩu tư cũng như cán bộ công nhân viên. Hàng kỳ phòng kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho việc quản trị trong công ty
Phòng kinh doanh – XNK: Tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện chức năng tiếp thị, quảng cao các sản phẩm. Tham mưu xây dựng Hệ thống tổng đại lý tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trong nước
Phòng kế hoạch đầu tư: giúp Giám đốc theo dõi thực hiện khối lượng công tác sản xuất kinh doanh qua đó xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn. Lập các dự án đầu tư, các dự án tiền khả thi để đầu tư phát triển sản xuất
Phòng cung ứng vật tư: phụ trách nhiệm vụ mua sắm vật tư, chi tiết việc liên hệ mua vật tư với các công ty để phục vụ các công trình
Phòng tổ chức: thực hiện công tác quản lý hồ sơ, tuyển dụng, sắp xếp, điều động nhân lực, tính toán quỹ lương, tham mưu cho Giám đốc trong việc quy hoạch cơ cấu cán bộ và công nhân trong công ty
Phòng quản lý máy: quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng và tình trạng kỹ thuật của từng thiết bị ở từng đơn vị trực thuộc công ty. Theo dõi và bám sát thị trường. Lập đầy đủ lý lịch cho từng xe, máy, từng thiết bị thi công để theo dõi trong suốt cả cuộc đời của từng máy cho đến khi thanh lý
Phòng hành chính: thừa lệnh Giám đốc ký tên và đóng dấu các công văn, các bản sao và các bản xác nhận khác đồng thời soạn thảo và bảo mật các văn bản hành chính của Công ty
Có thể nói, mô hình quản lý của Công ty là hết sức phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Tất cả các phòng ban đơn vị thuộc Công ty đều thuộc sự điều hành của Giám đốc nên hoạt động kinh doanh trong công ty đều thống nhất và đồng bộ. Các yêu cầu đòi hỏi đều được thực hiện một cách kịp thời linh hoạt, phù hợp sự đòi hỏi của thị trường. Cơ chế quản lý này cho thấy mỗi phòng, ban, đơn vị hiểu rõ quyền hạn của mình, vì vậy có trách nhiệm hoàn thiện công việc theo đúng kế hoạch. Đây là yếu tố thuận lợi và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Công ty trên con đường phát triển.