Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 35 - 38)

II. Những đặc điểm của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội ảnh hưởng tới công

1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Lilama Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh với nét đặc trưng là ngành chế tạo và tái sản xuất tài sản cố định. Sản phẩm là các công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, cố định tại một chỗ, thời gian thi công dài và chủ yếu là ngoài trời nên phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khách quan. Thời gian sử dụng sản phẩm cũng lâu dài, thường từ hàng chục năm trở lên. Mặt khác, sản phẩm của Công ty được tiêu thu theo giá dự toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư, do đó tính chất hàng hoá không được thể hiện rõ ràng. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán vốn cũng nhất thiết phải lập dự toán, trong quá trình xây dựng phải thường xuyên so sánh với dự toán thiết kế và thi công công trình

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua tương đối tốt, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006(KH) Tổng GTSL tỷ đồng 70 150 195 205 243 520 Doanh thu tỷ đồng 55 106,2 124 135 150 350 Lợi nhuận tỷ đồng 0,6 1,72 1,9 2,1 1,8 3,5 Nộp ngân sách tỷ đồng 0,8 6,3 7 9 10 20 Lương BQ trđồng 1,0 1,6 1,65 1,7 1,8 2,5

(Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001- 2005)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy doanh thu của Công ty ngày một tăng lên do sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty luôn

hoàn thành xuất sắc, vượt mức mọi mặt, mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho cũng như những mục tiêu mà công ty đã đề ra. Đảm bảo nộp ngân sách đầy đủ theo đúng quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Với tinh thần phát huy tính chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn về điều kiện sinh hoạt cũng như về điều kiện thi công trên công trường nên phần lớn các công trình hoàn thành đúng tiến độ đạt chất lượng cao được chủ đầu tư và chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về khả năng thi công, tăng thêm uy tín trên thị trường.

Để đánh giá chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh ta đi sâu phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và mức lương bình quân.

Bảng 2. Bảng tốc độ tăng lợi nhuận và tiền lương bình quân qua một số năm

(đơn vị %)

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Năm 2006(KH)

Lợi nhuận 186,7 10,5 10,5 -14,3 108

Lương BQ 60 3,1 3,0 5,8 38,9

Năm 2002 mức độ đầu tư của các chủ đầu tư trong và ngoài nước ở Việt Nam nói chung và khu vực phía bắc nói riêng đã tích cực hơn so với năm trước. Một số công trình sau một thời gian bị tạm dừng do cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á nay đã được tiếp tục đầu tư trở lại và một số các dự án được đầu tư mới đã được triển khai. Đây cũng là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch 5 năm về sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước và là năm Tổng công ty kết thúc giai đoạn đầu tư chiều sâu năng lực chuyển sang giai đoạn mới vừa lắp máy vừa xây dựng. Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đã có bước đại nhẩy vọt rất thành công và đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng đạt 186,7%, làm lên một

kì tích thay đổi hoàn toàn diện mạo, khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường lắp máy Việt Nam

Hai năm tiếp theo tốc độ tăng giảm và ổn định ở mức 10,5% do một mặt tiếp tục phát triển sản xuất, một mặt tập trung vào xây dựng Nhà máy thép mạ kẽm, mạ màu.

Đến năm 2005 do tập trung xây dựng Nhà máy thép mạ kẽm, mạ màu với tổng chi phí lớn, lợi nhuận thu về của Công ty giảm song tổng sản lượng tạo ra vẫn tăng khá nhiều. Năm 2006 lãnh đạo công ty đặt mục tiêu phát huy tối đa công suất nhà máy, tìm kiếm thị trường tiềm năng, phấn đấu lợi nhuận tăng lên 3,5 tỷ, tốc độ tăng từ -14,3% lên 108% xứng đáng với sự đánh giá là công ty mạnh nhất trong tập đoàn Lilama Việt Nam. Và trong kế hoạch 520 tỷ tổng giá trị sản lượng thì có đến 150 tỷ do hoạt động đầu tư xây lắp tạo ra, còn 370 tỷ là kết quả của Nhà máy mạ kẽm, mạ màu. Như vậy công nhân làm nhiệm vụ vận hành dây chuyền mạ và dây chuyền sơn tại Nhà máy đóng góp rất nhiều vào tổng giá trị sản lượng của Công ty, bộ phận này phải không ngừng mở rộng về chất lượng và số lượng thông qua hoạt động tuyển dụng và đào tạo để đạt được mục tiêu đề ra

Cùng với chỉ tiêu lợi nhuận là mức lương bình quân cũng được Công ty chú trọng điều chỉnh theo kết quả sản xuất kinh doanh.Với mức bình quân trên 1 triệu đồng, có thể nói đối với người công nhân thì đây là mức lương trung bình ngoài xã hội giúp họ có cuộc sống đảm bảo phù hợp với tính chất công việc thời vụ của mình. Năm 2003, 2004 tăng đều (3%). Năm 2006 với mục tiêu một phần nhằm duy trì và thu hút nhân lực, một phần bù đắp lạm phát nên chỉ tiêu này đặt ra là tăng 38,9%. Với mức lương như vậy so với chi phí dành cho đào tạo là 35000/người/ngày thì chênh lệch không đáng kể, người tham gia đào tạo dường như được hưởng nguyên lương do vậy khuyến khích người tham gia, hạn chế một trong những nguyên nhân cản trở việc thực hiện đào tạo

Lợi nhuận không ngừng tăng như vậy là do mấy năm trở lại đây Công ty đã bắt đầu chú trọng công tác đào tạo CNKT. Như một hệ quả khi lực lượng lao động được nâng cao lại tác động trở lại sản xuất và khi mà sản xuất phát triển đi vào ổn định, Công ty vẫn tiếp tục đào tạo song nội dung lúc này là vừa bổ sung kiến thức, kỹ năng, vừa giáo dục ý thức trách nhiệm, trình độ quản lý cho tổ trưởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 35 - 38)