Lập kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 54 - 57)

III. Thực trạng công tác đào tạo CNKT của công ty

2. Các phương pháp đào tạo CNKT tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội

3.3. Lập kế hoạch đào tạo

- Nguyên tắc: đào tạo CNKT của Công ty được thống nhất thực hiện, quản lý nhằm xây dựng đội ngũ công nhân thành thạo về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai về công tác quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở kế hoạch đào tạo CNKT, đồng thời nhằm khuyến khích CNKT tự học tập để nâng cao trình độ.

- Xác định mục tiêu đào tạo: mục tiêu đào tạo có tác dụng định các hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo nên có vai trò hết sức quan trọng, hơn nữa nó chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả đào tạo sau khi kết thúc mỗi khóa học

Mục tiêu đào tạo được xác định bởi giám đốc công ty, tổ trưởng các phân xưởng, đội trưởng các công trình, trưởng các phòng ban nghiệp vụ. Nội dung xác định mục tiêu đào tạo CNKT bao gồm: xác định số công nhân cần đào tạo đáp ứng nhu cầu, trình độ đạt được, thời gian đào tạo, cơ cấu công nhân phù hợp với các vị trí làm việc từng bộ phận.

Mỗi chương trình đào tạo có những mục tiêu cụ thể. Chương trình đào tạo nâng cao tay nghề thợ hàn nhằm bổ sung kiến thức, trình độ tham gia vào các công trình có giá trị lớn. Chương trình đào tạo công nhân vận hành dây chuyền mạ và dây chuyền sơn nhằm tạo ra đội ngũ công nhân sử dụng được máy móc thiết bị của Nhà máy thép mạ kẽm, mạ màu. Đào tạo tổ trưởng để tạo ra người quản lý ở cấp cơ sở. Song lại không có mục tiêu dài hạn, định hướng phát triển trong tương lai

- Xác định đối tượng đào tạo: Việc lựa chọn đối tượng đào tạo phụ thuộc vào bậc thợ hiện tại của người công nhân và khả năng tiếp thu kiến thức, số lần đã tham gia đào tạo (ưu tiên người có bậc thợ thấp và chưa tham gia bất kỳ khoá đào tạo nào). Tùy từng mục tiêu của chương trình đào tạo mà lựa chọn đối tượng cho phù hợp, ví dụ như trong khóa đào tạo nâng cao công nhân hàn thì đối tượng là người công nhân đã tốt nghiệp các trường dạy nghề chính quy, có trình độ tay nghề phù hợp yêu cầu công việc, làm việc tại công ty từ một năm trở lên, có sức khoẻ, được người quản lý trực tiếp đề nghị. Trong khóa đào tạo công nhân vận hành dây chuyền mạ và sơn thì đối tượng đào tạo là công nhân gia công kết cấu thép, còn lại là công nhân ở các bộ phận khác và một số là công nhân mới tuyển dụng

- Xây dựng nội dung chương trình đào tạo và lựa chọn giáo viên: Lớp nâng cao tay nghề hàn có thời gian đào tạo chia thành 40% học lý thuyết với các môn như vật liệu, vẽ kỹ thuật và 60% học thực hành tại phân xưởng với các môn như kỹ thuật cơ sở, kỹ thuật chuyên môn. Các chương trình đào tạo công nhân hàn như đào tạo hàn MIG/MAG, hàn TIG, hàn tự động. Lớp đào tạo vận hành dây chuyền sản xuất còn đào tạo cả ngoại ngữ (tiếng Anh giao tiếp và chuyên môn) để việc tiếp thu kiến thức có hệ thống hơn. Giáo viên giảng dạy là giảng viên trường đại học Bách khoa và các chuyên gia đã từng tham gia các khoá đào tạo trước của Công ty. Với phần thực hành khi học thì học viên phải mặc đồng phục và những trang phục bảo hộ lao động: găng tay da, giầy, kính hàn trắng, đen

- Lựa chọn phương pháp và thời gian đào tạo: tuỳ theo mục tiêu và kinh phí của Công ty chi cho công tác đào tạo mà cán bộ trực tiếp phụ trách công tác đào tạo sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Công ty chủ yếu áp dụng phương pháp mở lớp đào tạo cạnh doanh nghiệp cho công nhân hàn và gửi đi học tại trường kỹ thuật công nghệ Lilama 1 của Tổng công ty cho công nhân vận hành dây chuyền mạ, đều là đào tạo ngắn hạn từ 2 – 5 tháng, môi trường học tập trung.

- Kinh phí đào tạo: Đối với đào tạo CNKT thì Công ty chi trả 100%, chi phí này được trích từ Quỹ đầu tư phát triển, sử dụng mua thiết bị, giáo trình giảng dạy, trả lương cho giáo viên. Tiền lương chi đi học cho công nhân do công ty trả là 35000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, Công ty hỗ trợ thanh toán tiền tài liệu (nếu tiền tài liệu chưa có trong học phí), chi phí đi lại, chỗ ở. Mức hỗ trợ tuỳ thuộc đối tượng cụ thể và quy định hiện hành.

Trước mỗi khóa đào tạo cán bộ phụ trách phải tính toán cụ thể, chi tiết từng khoản và làm căn cứ để đánh giá sau khi đào tạo, để có thể hình dung ta có bảng dự toán kinh phí tính cho 16 học viên trong 2 tháng như sau:

Bảng 6. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO Về việc đào tạo nâng cao cho thợ hàn

STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ LƯỢNGSỐ

ĐƠN GIÁ (đồng) THÀNH TIỀN 1 Tôn d10, 8, 12 (tận dụng) m2 60 320700 19242000 2 Ống f 168 XĐGN 7.1 m 12 158768 1905216 3 Que hàn E 7061 f 2.6 kg 800 19950 15960000 4 Que hàn E 7061 f 3.2 kg 1000 19425 19425000 5 Khí ô xy chai 50 32000 1600000 6 Khí gas chai 17 110000 1870000 7 Đá mài f 100, f 125 viên 400 15300 6120000 8 Đá cắt f 100 viên 300 12500 3750000 9 Kính hàn (đen) 50x100 cái 32 18000 576000 10 Kính hàn (trắng) 50x100 cái 200 18000 3600000 11 Găng tay da đôi 20 42000 840000 12 Giầy bảo hộ đôi 20 15000 300000

13 Bút sơn cái 5 3000 15000

14 Điện tiêu thụ kw 10000 1000 10000000 15 Chi phí cắt, gia công phôi đồng/tháng 1500000 2 3000000 16 Khí acgông 150 chai 30 350000 10500000 17 Que hàn tích f 2.4 kg 100 37800 3780000

18 Lương giáo viên 4000000

19

Lương học viên và

các khoản phải chi khác 30000000

Tổng 136483216

Phòng tổ chức, phòng tài chính - kế toán, đội trưởng đội công trình và công nhân có tên trong danh sách phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, sử dụng chi phí đúng mục đích

Tóm lại trong khâu lập kế hoạch đã có đầy đủ các bước từ xác định mục tiêu, đến đối tượng, nội dung và phương pháp, thời gian đào tạo cũng như chi phí đào tạo. Mục tiêu đào tạo đã đáp ứng được mục tiêu của Công ty tại thời điểm đó song lại không có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo đã tập trung vào đối tượng cần thiết, tuy nhiên tạo ra tâm lý không công bằng cho công nhân thuộc các ngành nghề khác khi mà hầu như chỉ đào tạo loại công nhân hàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w