Đặc điểm chung nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 38 - 41)

II. Những đặc điểm của Công ty cổ phần Lilama Hà Nội ảnh hưởng tới công

2.1.Đặc điểm chung nguồn nhân lực

2. Đặc điểm nguồn nhân lực và tình hình sử dụng CNKT

2.1.Đặc điểm chung nguồn nhân lực

Lao động là yếu tố quyết định năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Để đạt được hiệu quả cao thì cần có lực lượng trình độ chuyên môn cao, lành nghề, gắn bó với công việc và phải quản lý tốt lực lượng này. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Lilama Hà Nội luôn coi con người là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Hiện nay, công ty đang có một đội ngũ nhân lực trên 700 người gồm có các cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề có trình độ cao, tay nghề giỏi được trang bị nhiều phương tiện, dụng cụ thi công chuyên ngành tiên tiến.

Hầu hết cán bộ và công nhân Công ty cổ phần Lilama Hà Nội đều đã được đào tạo qua các trường đại học lớn trong và ngoài nước, các trường cao đẳng, công nhân kỹ thuật chính quy của Việt Nam. Họ không chỉ là những người tinh thông về chuyên môn của mình mà còn là những người nhiệt tình, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao. Người thợ Lilama Hà Nội luôn luôn học hỏi và tiếp thu công nghệ mới để có thể tự mình thực hiện được những công trình mà trước kia phải thuê chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra, để không ngừng nâng cao trình độ, Công ty đã tổ chức những chuyến đi tập huấn nước ngoài cho cán bộ kỹ thuật của mình (năm 2005 cử 8 cán bộ sang học hỏi dây chuyền của Đức). Từ đó chất lượng của công trình, chất lượng của sản phẩm không ngừng được nâng cao, giành được niềm tin của các đối tác trong và ngoài nước. Sự hài lòng của khách hàng luôn là sự

Qua Báo cáo sử dụng lao động, tiền lương, thu nhập một số năm gần đây, bài viết tổng hợp và mô tả biến động lao động qua các năm thông qua biểu đồ sau:

Biểu đồ biến động lao động qua các năm

(đơn vị: người) 528 950 645 747 713 0 200 400 600 800 1000 2001 2002 2003 2004 2005

Số lao động của Công ty thường xuyên biến động do tính chất công việc mang tính thời vụ, có thời điểm lên tới hơn 1000 người để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ thi công các công trình. Năm 2002 do sản xuất mở rộng nên số lao động tăng từ 528 người lên tới 950 người. Năm 2003 lao động giảm xuống còn 645 người, lao động không sử dụng sẽ được Công ty giới thiệu sang làm việc tại các công ty khác cũng là thành viên của Tổng công ty lắp máy Việt Nam và được hưởng các chế độ khác (lưu trữ hồ sơ và tuyển dụng tiếp khi có nhu cầu, cử đi học tại các trường dạy nghề để nâng cao trình độ, hướng dẫn cách làm quen với các thiết bị mới phục vụ cho mục tiêu của Công ty, đào tạo mới để chuyển sang lĩnh vực hoạt động chính theo kế hoạch sản xuất). Số lao động dần ổn định ở mức hơn 700 người vào năm 2004, 2005, trong thời gian này một phần lao động được đào tạo chuẩn bị lực lượng cho nhà máy mạ kẽm, mạ màu.

Bảng 3. Bảng cơ cấu lao động (tính đến 31/12/2005) Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Tổng lao động 713 100 Giới: Nam Nữ 652 61 91,4 8,6 Trình độ: Đại học, cao đẳng

Trung cấp và tương đương Công nhân kỹ thuật

Lao động phổ thông 124 39 534 16 17,4 5,5 74,9 2,2 Tính chất công việc: Lao động trực tiếp

Lao động gián tiếp

644 69

90,3 9,7

(Nguồn phòng Tổ chức)

Do môi trường làm việc ngoài trời, đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe nên lao động nam chiếm đại đa số lao động trong công ty (91,4%), làm việc ở các phân xưởng và đội công trình, và trình độ tay nghề tương đối cao. Có thể nói đây là lực lượng lao động chính, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Còn lao động nữ (8,6%) chủ yếu là lao động gián tiếp làm việc ở các phòng ban phụ trách công việc quản lý ở các đội công trình hoặc làm các công việc đơn giản, nhẹ nhàng trong quá trình trực tiếp tạo ra sản phẩm (công nhân phụ). Hơn nữa, sản phẩm của Công ty có giá trị sử dụng lâu dài từ hàng chục đến hàng trăm năm nên cần sự cẩn thận và có trình độ nhất định và trên thị trường lắp máy ngày càng xuất hiện nhiều Công ty có quy mô và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy đối tượng đào tạo CNKT hầu hết là lao động nam và hoạt động đào tạo phải được diễn ra thường xuyên, người công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ, đảm bảo chất lượng công trình và yêu cầu đặt ra

Lao động có trình độ đại học chiếm 17,4% chủ yếu được đào tạo qua các ngành xây dựng, cơ khí, điện và kinh tế và hầu hết có trình độ chính trị sơ

công ty với tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ cần phải được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, bộ phận quản lý công tác đào tạo lại chưa được phân rõ trách nhiệm với bộ phận quản lý các hoạt động nhân lực khác nên đôi khi còn chồng chéo. Mặt khác, do là một doanh nghiệp nhà nước nên hoạt động tuyển dụng mang tính hình thức, nguồn nhân lực không phong phú, phần đông do sự giới thiệu của người trong công ty, do vậy khi vào làm cần phải củng cố kiến thức, tay nghề. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo.

Lực lượng công nhân kỹ thuật đông đảo (74,9%) tại công trường và xí nghiệp trong bầu không khí thi đua, hăng say làm việc, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao tay nghề, hàng năm được tham dự các hội thi nâng bậc do Công ty tổ chức. CNKT ở các bộ phận tuy chiếm số lượng lớn song đều có tuổi đời khá trẻ, cần cù, ham học hỏi, luôn nhiệt tình ủng hộ và tham gia các khoá đào tạo do Công ty tổ chức. Do tính chất công việc, nội dung đào tạo không chỉ bao gồm kiến thức chuyên môn và cả ý thức kỷ luật, thái độ làm việc, an toàn lao động…Vấn đề đặt ra là Công ty phải xây dựng cho mình một chương trình đào tạo hoàn chỉnh áp dụng cho tất cả các ngành nghề, tạo sự phát triển đồng đều giữa các bộ phận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo công nhân kỹ thuật tại Công ty cổ phần Lilama Hà Nội (Trang 38 - 41)